Page 224 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 224
anh chị khác như: nhà văn Ngụy Ngữ, hai bạn thơ Trần Đình
Sơn Cước và Phạm Tấn Hầu, có thêm các phóng viên hoặc
phát thanh viên như Nguyễn Thị Tỵ (em gái Nguyễn Đắc
Xuân), Nguyễn Ngọc Như, Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Mộng
Hoa (hiện ở Mỹ), Nguyễn Thị Tường Vy (người bạn đời của
họa sỹ Bửu Chỉ)… đã bàn bạc công việc truyền thanh với Ban
Kỹ thuật của Đài từ sớm, vào 7 giờ rưỡi sáng đều đặn dầu
mưa hay nắng, sau đó tỏa đi các nơi khắp Huế đến trưa chiều
thường hay về tụ ở các quán cà phê quanh Đài. Thỉnh thoảng,
có Nguyễn Đính (Trần Vàng Sao), Thái Ngọc San, Văn Hữu Tứ,
Hải Bằng, Ngô Minh, Quế Lâm, Nguyễn Đông Nhật, Nguyễn
Quang Hà, Phạm Hữu Thu ghé qua chơi, rủ nhau ra quán bác
Thanh ở gần Đài uống, nói chuyện Huế xưa Huế nay, chuyện
cơm áo gạo tiền mắc mỏ, chuyện mưa ướt đất lẫn chuyện thơ
ca trên chín tầng mây, cao hứng đọc thơ ngay ở quán, mọi
người vui vẻ chứ không thấy ai phiền trách gì. Anh Hải Bằng
đọc nhiều nhất và to nhất. Ngược lại, anh Ngăn đọc nhỏ và
rất ít khi đọc ngoài quán. Thế mà, bữa nọ một anh bạn quen
với tôi đang làm việc ở Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế rỉ tai
tôi; “Hai ba bữa trước, ông nhà thơ Lê Văn Ngăn đọc thơ đế
quốc Mỹ chi rứa?”. Lạ chi hồi đó, mới sau 1975, ai nghe đài
BBC, đài VOA hoặc đọc truyện của “đế quốc Mỹ” là thuộc về
“đối tượng cần được theo dõi”. Tôi ngẩn người một lát rồi
chợt nhớ ra, hôm ấy anh Ngăn nhắc đến thơ Pablo Neruda,
không hiểu thế nào lại dẫn tới thơ Baudelaire. Ngăn nói thích
thơ Jacques Prévert, Arthur Rimbaud hơn Baudelaire vì
Baudelaire có phần “bí hiểm”, song cũng có bài dễ đọc như La
Rancon viết đại ý rằng ơn trên đã cho loài người hai cánh đồng
màu mỡ để cày bừa, gieo giống, rồi anh đọc: “… L’un est l’Art,
212