Page 225 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 225
et l’autre l’Amour…” với nghĩa: người đời có được hai cánh
đồng bát ngát để sinh tồn với tên gọi: NGHỆ THUẬT (L’ART)
và TÌNH YÊU (L’AMOUR).
Ngăn đọc tiếng Pháp mà người ta không hiểu, cứ ngỡ
nhầm tiếng Mỹ nên suy diễn rằng “thơ đế quốc”, phải đâu! Tôi
nói điều đó để anh bạn tốt của tôi rõ và về Đài kể Ngăn nghe.
Ngăn cười rất hiền và nói lâu lâu đọc thơ “bí hiểm” của
Baudelaire mà cũng bị nhà nước nhắc nhở! Tôi nói “quả báo
nhãn tiền” bởi anh có bài thơ hay nhưng bí hiểm - bài “Bên hồ
Thủy Ngữ” được nhiều người thích và thuộc – song hồ Thủy
Ngữ ở đâu, nó đẹp ra sao, thì chính anh cũng… không biết!
Thơ mà! Và anh vui vẻ: “Khi sáng tác bài đó, mình hút gần một
bao Bastos xanh, khói thuốc là khói sương của hồ Thủy Ngữ
đó, Nhạc à!”.
2.
Trước nay đã có một số tác giả viết về vị trí của nhà thơ
Lê Văn Ngăn trong văn học cũng như các nội dung liên quan
đến chỗ đứng của anh trong dòng thơ tự do theo nhiều cách
nhìn nhận riêng. Để góp vào đó, lần này chúng tôi gửi đến quý
thân hữu một góc nhìn khác, từ trong “bàn thờ Phật” của nhà
anh nhìn ra. Có lẽ bạn sẽ hỏi tôi: nghĩa là sao? Thì đây:
Vào những năm 1970 – 1971, em ruột của Ngăn là Lê
Văn Kịch hay ghé lại trụ sở Tổng hội Sinh viên Huế số 22 đường
Trương Định để uống cà phê, nói chuyện thơ văn chơi. Kịch
dáng người ốm và cao hơn anh Ngăn, chữ viết của Kịch cũng
nhỏ và đều đặn như Ngăn, cũng làm thơ và siêng đi “bụi” như
tôi. Tội lắm, nhiều đêm Kịch không còn một xu dính túi, nói