Page 205 - Giuakhimualuuhoangdo
P. 205

chúng nó là là khung trời phố biển nơi chúng ra đời và lớn
            lên dưới  mái nhà ba mẹ ở Quy Nhơn. Có lẽ sự thiên di đã
            cho anh tâm sự:

                    Giờ đây, tôi muốn bắt đầu níu thời gian vào cuộc đời
                    Kết tinh thời gian trong vài sự vật
                    chẳng hạn, tôi muốn trồng vài bông hoa nhỏ bé
                    gửi lại nơi tôi đã lọt lòng mẹ và sống giữa mọi người

                    Nếu tính lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với anh cho đến
            khi anh vĩnh viễn đi xa, khoảng chừng bốn chục năm có lẻ.
            Cái  “Quy  Nhơn,  Quy  Nhơn  đồng  ruộng  mía  ở  phía  tây  -
            phấp phới vườn bông gòn - Quy Nhơn, Quy Nhơn trên thảm
            nước xanh rờn của thuyền đánh cá và chim én - Buổi sáng
            hay  chiều  hôm  từng  chuyến  phi  cơ  -  Tìm  lòng  em  đáp
            xuống” của anh và của những người từng sinh sống thời ấy
            dường như vẫn nồng nàn trong gió  sương ký ức. Bởi vậy,
            những ly cà phê, những chén rượu, những món ăn quê nhà
            như  mắm  ruột  cà  dĩa,  chả  cá,  bánh  xèo…  với  tác  giả  Nỗi
            băn  khoăn  của  Kim  Dung,  Đường  một  chiều,  Tiếng  chim
            vườn  cũ,  Sông  Côn  mùa  lũ…  và  tác  giả  Lịch  sử  nội  chiến
            Việt Nam 1771-1802, Thần người và đất Việt… dường như
            đầm ấm ơn, thơm tho hơn khi họ trở lại nơi chôn nhau cắt
            rốn sau nhiều năm xa cách. Anh Ngăn và tôi cũng chia sẻ
            nỗi băn khoăn của nhà văn Nguyễn Mộng Giác và sử gia Tạ
            Chí Đại Trường về lớp độc giả Âu Mỹ, chỉ đến thế hệ thứ hai
            của  họ  là  còn  lưu  luyến,  đến  thế  hệ  sau  nữa  là  khó  tìm
            người sành tiếng Việt.





            192
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210