Page 32 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 32
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
CHƯƠNG 1
TIẾNG VIỆT HIỆN-ÐẠI
Ngôn-ngữ Việt quả là tuyệt-vời vì tiếng Việt có những nét
đặc-thù: hiện-đại, phong-phú lại duyên-dáng du-
dương . Những vẻ đẹp này thể-hiện sự thuần-nhất vĩnh-cửu
của một dân-tộc tiến-thủ trong ý-chí bảo-tồn và phát-huy
văn-minh, văn-hóa của giống nòi. Tuy sử-dụng từ-ngữ Việt-
Nam đôi khi phiền-phức, song chính cái phiền-phức ấy lại là
một trong những yếu-tố đem lại tính phong-phú cho tiếng
Việt. Cũng như tuy nhiều âm-vận khó đọc đối với người
ngoại-quốc song về nhạc-điệu không thể không công-nhận
rằng tiếng Việt réo-rắt du-dương và về cách viết, cách đọc
không thể phủ-nhận tính giản-dị của tiếng Việt. Sự giản-dị
này cho chúng ta kết-luận không quá đáng rằng: tiếng Việt
là một ngôn-ngữ hiện-đại.
Tiếng Việt được gọi là hiện-đại, nhờ lối viết "La-tinh", nhờ
cấu-trúc đơn-âm, lại nói sao viết vậy, viết theo một
ngữ-pháp giản-dị và cú-pháp tự-nhiên.
1- Cấu-trúc La-ngữ
Nằm giữa lòng miền Viễn-Ðông, có thể nói Việt-Nam là
quốc-gia duy-nhất có lối viết dựa theo mẫu-tự la-tinh như
các sinh-ngữ hiện-đại. Chưa phát-triển như Lào, Campuchia,
hoặc đang hay đã phát-triển như Thái-lan, Mã-Lai, Ấn-Ðộ,
Trung-Hoa, Nhật-Bản, chữ viết của họ vẫn là một lối viết
31