Page 35 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 35
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Pháp, Ý, Ðức, Tây-ban-nha v.v... Những dân-tộc có chữ viết
tượng-hình, họ phải học lần thứ hai một sinh-ngữ khác mới
lạ hoàn-toàn, mới lạ cả về cách viết lẫn cách phát-âm. Mặt
khác, do có nhiều âm-vận tương-tự như trong Anh, Pháp-
ngữ, chúng tôi đã tận-dụng ưu-điểm này để giảng dạy, kinh-
nghiệm cho biết, các học-viên Âu-Mỹ đã tiếp-thu mau chóng
sinh-ngữ Việt-Nam.
Trong khi, do hoàn-cảnh địa-lý, ngôn-ngữ các quốc-gia Âu-
Mỹ và Liên-Xô chịu ảnh-hưởng của nền văn-hóa Cổ La-Hy,
thì ở Việt-Nam, lẽ ra tiếng Việt chịu ảnh-hưởng của văn-hóa
cổ-truyền như Trung-Hoa, Ấn-Ðộ, trái lại - ngoại trừ về mặt
tư-tưởng, tôn-giáo - tiếng Việt xưa kia có chữ Nôm độc-lập
với Hán-tự của Trung-Quốc và ngày nay từ nửa đầu thế-kỷ
19, chữ Quốc-ngữ được tạo-dựng thay thế, làm thành văn-
tự quốc-gia, một sản-phẩm ảnh-hưởng của văn-hóa La-Hy
từ Tây-Phương đem lại. Văn-tự này là con thuyền chuyên-
chở tư-tưởng và ý-thức-hệ Thái-Tây đem đến cho văn-hóa
Việt-Nam một sắc-thái tân-kỳ dung-hợp được cả Ðông Tây
kim cổ.
2- Cấu-trúc đơn âm.
Ngoài lối viết có tính-cách quốc-tế theo mẫu-tự la-tinh phổ-
cập, cấu-trúc đơn-âm đã làm nổi bật nét đặc-thù của tiếng
Việt. Tiếng Trung-Hoa cũng là tiếng nói đơn-âm, song chữ
viết lại vẫn giữ lối cổ-ngữ tượng-hình, trong khi đó, Việt-Nam
đã tiếp-thu được văn-hóa Âu Tây để hiện-đại-hóa ngôn-ngữ
của mình, đồng thời vẫn duy-trì được bản-sắc đơn-âm của
tiếng nói. Thực ra, nói cho đúng mỗi từ Việt chỉ có một mẫu-
âm duy-nhất - quen gọi là vần - và phân-tích cho kỹ thì
mẫu-âm do một hay nhiều đơn-âm hiệp lại. Các âm này
34