Page 40 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 40

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            chi-tiết có tính cách vi-tiểu hơn là những nguyên-tắc tổng-
            quát có tính cách đại-hợp chi-phối tổng-thể một cách đơn-
            giản. Những trường-hợp như thế không phải là hãn-hữu mà
            gần như rất thông-thường: họ nói một đàng nhưng viết một
            nẻo.

            Trong  tiếng  Pháp,  tất  cả  các  âm  "Oi"  đều  đọc  như  nhau.
            Tiếng Việt cũng thế. Sự thống-nhất và tương-hợp ấy có thể
            thấy trong vài ví-dụ đan-cử ở bảng đối-chiếu sau đây:

                          Pháp                          Việt
                oy (le goyave)                oay (loay hoay)


                ou (le bijou)                 u (lu-bù, bù-xù)

                ui (puissant)                 uy (tuý-luý)


                ien (le chien)                iêng/iang (giêng)

                on (le pigeon)                ông (lông-bông)


                en (le menton)                ăng (lăng-nhăng)


            Nếu  có  vài  ngoại-lệ  thì  cũng  là  những  quy-luật  nhất  định
            giản-dị  cho  một  trường-hợp  nhất-định.  Ví  dụ:  pigeon  khác
            với wagon, nếu không đọc cong lưỡi như chữ g Việt-ngữ thì
            chỉ viết một chữ g là đủ (wagon), trái lại nếu đọc cong lưỡi
            như chữ d Việt ngữ thì phải thêm e vào g thành ge. Quy-luật
            này là ngoại-lệ áp dụng cho một trường-hợp: đọc cong lưỡi
            hay không cong lưỡi.


                                          39
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45