Page 44 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 44
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
thế, thì chữ "quốc-ngữ" của tiếng Việt chính là băng ghi âm
tiếng nói của mình, nó cho thấy từng nốt nhạc, âm và thanh
của ngôn-ngữ như những dấu láy hợp nhanh với nốt chính
trong khuôn nhạc để hình-thành mỗi tiếng, mỗi từ. Chữ
quốc-ngữ chính là phương-pháp ký-âm tiếng nói Việt-Nam.
4- Ngữ-pháp giản-dị
Thật là phức-tạp và khó-khăn khi phải học các biến-cách của
từ-ngữ. "Một mẹo mensa ba cơn sốt rét", câu nói đầu lưỡi
của người mới học La-ngữ đã nói lên cái cầu-kỳ nhiêu-khê
của ngữ-pháp la-tinh. Tiếng la-tinh, mỗi từ có 6 trường hợp
(casu) biến-cách (declinatio), đó là nominativo, vocativo,
accusativo, genitivo, dativo và ablativo. Tùy theo chức-năng
trong câu, mỗi từ sẽ biến-đổi theo mỗi cách hay trường-hợp
(casu) liên-hệ. Ví dụ: Rosa = hoa hồng, nếu làm chủ-từ:
rosa; dùng trong mệnh-lệnh-cách thì vẫn là rosa theo
vocativo, làm trực-tiếp túc-từ: rosam; chỉ-định túc-từ là
rosae v.v... Có nhiều khuôn-mẫu biến-cách khác nhau cho
mỗi nhóm từ khác nhau nữa. Tiếng Nga rập khuôn la-ngữ về
phép biến-cách cho các từ. Tiếng Pháp rập khuôn với những
mẹo luật phiền-phức về cách chia động-từ, sự dùng "thì" và
"trạng-thái" (mode) của động-từ, sự biến-đổi của giống và
số của từ. Luật ngữ-pháp về động-từ trong tiếng Anh cũng
thế.
Ở tiếng Việt, dù nói một học-trò hay nhiều học-trò thì danh-
từ "học-trò" vẫn không đổi cách viết, trong khi tiếng Pháp
phân-biệt un élève với des élèves (thêm s ở cuối).
Nói rằng "tôi đi, anh đi", hay "chúng nó đi", động-từ "đi" vẫn
giữ nguyên cách viết, chỉ thay đổi ngôi-vị chủ-từ mà thôi,
43