Page 46 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 46

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            Sự giản-dị này bắt nguồn từ tính-chất đơn-âm đã nói trên.
            Chủ-yếu  của  tiếng  Việt  là  cách  phát-âm,  nói  sao  viết  thế.
            Ðặc-tính  của  tiếng  Việt  là  đơn-thuần,  ý-nghĩa  làm  sao  thì
            diễn-tả làm vậy, là giống đực hay cái thì thêm từ "đực, cái"
            hay "trống, mái" vào những danh-từ chỉ loài vật hoặc thêm
            những phụ-từ liên-hệ khác vào những danh-từ chỉ người sao
            cho được tao-nhã văn-vẻ như:


                    -   Thầy giáo khác với cô giáo.
                    -   Cậu học trò khác với cô học trò.
                    -   Chàng văn-nhân khác với nàng tiên.


            Người nghe lĩnh-hội ngay và viết lại dễ-dàng không phải mất
            công suy-luận về mẹo luật biến-cách. Nghe được, hiểu được,
            viết được vì chữ viết tiếng Việt - như đã nói - là một ký-âm-
            pháp ngôn-ngữ, khác nào bản nhạc đổi giọng bổng trầm có
            bằng  ấy  "nốt"  trong  âm-giai,  người  nghe  một  khi  đã  thạo
            xướng-âm thì ký-âm dễ-dàng, chỉ việc ghi đúng nốt nhạc lên
            khuôn nhạc mà thôi. Vậy, học tiếng Việt, phát-âm đúng, thì
            ký-âm hay viết tiếng Việt cũng đúng. Người Việt miền Nam
            thường đọc trại âm, trại dấu cho nên ký-âm sai và thường
            viết sai lỗi chính-tả là vậy. Lại càng dễ hơn nữa, vì ngữ-pháp
            tiếng Việt đơn-giản không bắt buộc người viết phải suy-nghĩ
            quanh-co. Khi viết chính-tả Anh, Pháp-văn chẳng hạn, suy-
            luận có đúng thì tả mới chính, nghe đúng chưa đủ.

            Ví dụ câu Pháp văn:

                "J'ai perdu les aiguilles que vous m'avez données hier".


            Nếu  không  suy  luận về ngữ-pháp  thì  sẽ bỏ  sót hai  chữ  es

            trong quá-khứ phân-từ donné vì nó phải liên-hợp giống và
                                          45
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51