Page 41 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 41

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            Cũng  như  trong  tiếng  Việt,  g  đứng  trước  a,  e,  u và  các

            nguyên-âm  đặc-biệt  ă,  â,  ô,  ư,  ơ, việc  ghép  từ  vẫn  giữ

            nguyên g (gà gồ, gân guốc...), trái lại nếu ghép với e, ê, i  thì
            thêm h  thành gh  (ghe, ghé, ghê, ghi) . Do đó phân-biệt ga
            khác với ghi,  có thể ta cho rằng như vậy phiền-phức quá.

            Chúng tôi cũng sẽ trở lại trong chương VI ở dưới nói về âm
            và thanh trong tiếng Việt. Dẫu sao thì dĩ-nhiên không thể có
            cái gì tuyệt-đối, song sự giản-dị tương-đối được chấp-nhận
            khi không quá nhiêu-khê chi-tiết, khi đó chỉ là một ngoại-lệ
            của  một  nguyên-lý  nhất-định  không  thể  có  mẹo  trừ  của
            ngoại-lệ hay quá nhiều mẹo trừ của một nguyên-lý, như thế
            chẳng  qua  là  những  quy-nạp  được  công-thức-hóa  từ  các
            trường-hợp  lẻ-tẻ,  hay  nói  đúng  hơn,  vì  tập-quán  đã  quen
            dùng khác nhau như vậy, sau này quy-nạp-hóa và nguyên-
            tắc-hóa các chi-tiết ấy lại thành ra luật-lệ trở nên quá chi-tiết
            rườm-rà, và do đó, mới đúng là phiền-phức nhiêu-khê.

            Có  người  cho  rằng  cách  phát-âm  của  tiếng  Việt  khó  khăn
            quá! Ví dụ: "Nguyễn Tuyển chuyên-quyền huênh-hoang"      quả
            là người ngoại quốc khó đọc thực. Mỗi dân-tộc có cách phát-
            âm riêng. Âm phát được do sự vận-dụng môi, miệng lưỡi và
            răng. Tùy theo thói quen vận-dụng nhiều ít, hay cách-thức
            vận-dụng mà âm phát ra thành lời. Người ấn-Ðộ ít uốn lưỡi
            nên âm phát ra ta nghe hầu như chỉ thấy các phụ-âm t và r.
            Ðây  là  tập-quán,  dĩ-nhiên  là  thích-nghi  với  một  tập-quán
            khác không phải dễ-dàng. Tiếng Việt không có lối phát-âm
            "th"  như  "the"  trong  tiếng  Anh,  nhưng  với  cách  đọc  đúng
            vần "tre" của ta, ta cũng dễ-dàng đọc được vần "church" của
            Anh-ngữ, hoặc nếu đọc đúng được phụ-âm x và s trong câu
            "mùa xuân đẹp sao!" ta cũng chẳng thấy khó-khăn khi đọc
            từ "sunshine" của Anh-văn. Chúng ta không có âm "u" trong

                                          40
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46