Page 37 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 37

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            ngữ đa-âm, ta phải chờ hội đủ các hợp-âm mới hiểu ra được
            nghĩa của từ. Chẳng hạn, tiếng Anh nói:

                            Vídụ 1: understanding (hiểu)
                        Ví-dụ 2: misunderstanding (hiểu lầm)

            Trên  nguyên-tắc  phải  nghe  hết  4  âm  (ví-dụ  1)  hoặc  5  âm
            (ví-dụ  2)  mới  nhận-thức  được  trọn  nghĩa,  dù  có  đoán  ra
            cũng phải hội xong được mấy âm đầu, nghĩa là phải có suy-
            luận. Chưa kể khi họ nói nhanh, thêm vào với cú-pháp phức-
            tạp  của  họ,  người  mới học  chưa  thể  nghe  quen  được  như
            một phản-xạ, thì sự tiếp-thu ắt chẳng phải là dễ-dàng. Trong
            khi đó, tiếng Việt chỉ vắn-tắt, gọn-lỏn nói: "Hiểu" hoặc "Hiểu
            lầm". Chỉ một từ với một âm, hoặc 2 từ với 2 âm riêng-rẽ,
            người nghe đã có thể lãnh-hội ngay rồi, mỗi từ mỗi hiểu dễ-
            dàng.


            Ðộc-lập  và  đi  thẳng  vào  nhận-thức  người  nghe,  tính-chất
            đơn-âm ngắn gọn rõ-ràng nói trên đã khiến cho tiếng Việt
            thành  một  ngôn-ngữ  giản-dị,  dễ  học,  dễ  nghe  và  dễ  mau
            hiểu hơn so với các ngôn-ngữ đa-âm khác.

            3- Ðọc sao viết vậy:


            Trong tiếng Việt, ta có thể phân-biệt âm chính gốc với âm
            biến-dạng.


            Âm chính gốc    gồm những âm chỉ có một nguyên-âm hoặc


            chính (a, e, i, o, u, y) hoặc phụ (ă, â, ê, ô, ơ, ư) hay gồm
            nhiều nguyên-âm hợp lại như oa, oai, uy, uyê   ...v...v... Âm
            biến-dạng được  tạo  thành  bằng  cách  ghép  vào  cuối  âm

            chính gốc một hay hai phụ-âm như oan, oanh, oang:
                                          36
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42