Page 38 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 38
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
“Lơ-thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa-mai.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
“Những từ: lơ, thơ, tơ chỉ có một nguyên- âm. Những từ:
liễu, nói, mỉa, mai có 3 hoặc 2 nguyên-âm ghép lại. Những
từ buông, mành, con, oanh, học, trên, cành có những phụ-
âm ghép vào cuối âm chính gốc uô, a, o, oa, o, ê, a. Trong
cả ba trường-hợp, mỗi từ chỉ có một mẫu-âm (quen gọi là
vần). Ðó là cấu-trúc đơn-âm của tiếng Việt (hay cấu-trúc
một vần: monosyllabe). Thêm vào đầu các âm đơn hay ghép
nói trên một hay hai phụ-âm, đó là cách cấu-tạo từ.
Từ ngắn nhất có một chữ, ví-dụ: A! U ở nhà. Các từ A! u ở
chỉ có một chữ duy-nhất. Từ dài nhất trong tiếng Việt chỉ có
bảy chữ. Ví-dụ:
“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành,
Sác đành đòi một, tài đành hoạ hai.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều )
Từ "nghiêng" có bảy chữ. Vì có tới 3 phụ-âm đầu từ ghép
vào mẫu-âm gồm 4 chữ. (Xem Chương VI. Âm và thanh
trong tiếng Việt, đoạn I: Âm, cấu-tạo âm và từ)
So-sánh các từ sau đây cùng có âm "le" ở đầu từ, cách đọc
Anh-ngữ khác hẳn nhau:
Lemon [lémấn]: quả chanh (lé-mơn) => é
legal [lí:gấl]: hợp-pháp (lí-gơn-l) => i
37