Page 42 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 42
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
"têtu" của Pháp, song nếu cử-động môi miệng được khi huýt
sáo thì ta cũng đọc được dễ-dàng câu "l'enfant têtu a été
puni". Tiếng Việt chẳng khó đọc với người Pháp khi họ phải
đọc từ "uy vũ" vì trong Pháp-văn họ đã quen đọc những vần
tương-tự như trong câu: "Oui, vous êtes tout puissant"; có
khó chăng là lên xuống giọng cho đúng các thanh: huyền,
sắc, hỏi, nặng, ngã. Thực ra, các thanh này dù không nhấn
đúng lắm, chỉ na-ná tương-tự, người nghe vẫn hiểu được.
Người xứ Huế và người miền Nam nói tiếng Việt với giọng và
thanh khác người miền Bắc, sự dị-biệt ấy không làm mất đi
tính thuần-nhất của tiếng Việt. Người Pháp Québecois nói
tiếng Pháp không giống người Parisien và dân đảo Corse là
sự thường. Cùng một tiếng Pháp dân chính gốc nói "Je
tiens": kẻ đọc là "chiêng" người đọc là "tiêng". Ðấy là những
cá-biệt thuộc về thổ-âm nước nào cũng có.
Họ phát âm được âm “quy” trong từ "qụy-lụy", song quả có
khó-khăn khi đọc "chuyên-quyền", hay "quyến-luyến" vì
ngôn-ngữ của họ không có âm "uyên". Nhưng nếu cứ theo
cách ghép âm tuyệt diệu theo lối tự-nhiên, họ có thể đọc
được tiếng Việt tuy có hơi vất-vả ban đầu:
- Uy => tách âm = uy-ê (đọc lướt nhanh)
- Uyên => tách âm = uy-ê-[nờ] (đọc lướt nhanh)
Hoặc giả ta không viết là “coa” nhưng viết là “qua”. Tiếng
Pháp cũng có trường-hợp tương-tự: le cadran và quatre hay
quiconque, cùng phát âm c và qu như k (cờ) mà viết khác
nhau. Vậy cũng chẳng lạ gì khi tiếng Việt cũng có những
quy-luật ngoại-lệ; vả chăng thực-sự hai âm này khi phát ra,
không giống nhau hoàn-toàn như sẽ đề-cập ở chương VI:
41