Page 464 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 464

464    Ñòa chí Quaûng Yeân




                   8     Xã Yên Lập                 8 quan 6 tiền                    2 hộc 22 bát
                   9     Xã Hoàng Lỗ             8 quan 24 đồng tiền                    30 bát
                  10     Xã Trạp Khê          8 quan 4 tiền 24 đồng tiền              2 hộc 2 bát
                  11     Thôn Yên Cư          6 quan 7 tiền 24 đồng tiền                30 bát
                  12     Xã Hưng Học            34 quan 47 đồng tiền              30 hộc 17 bát 3 vốc
                  13     Xã Phong Lưu        341 quan 9 tiền 51 đồng tiền      529 hộc 33 bát 9 vốc 7 nắm

                  14     Xã Vị Dương         147 quan 1 tiền 12 đồng tiền              155 hộc
                  15     Xã Lưu Khê          54 quan 9 tiền 20 đồng tiền          42 hộc 28 bát 7 vốc
                  16     Xã Quỳnh Biểu       20 quan 9 tiền 12 đồng tiền             8 hộc 28 bát
                  17     Xã Hải Yến             32 quan 21 đồng tiền              19 hộc 13 bát 3 vốc
                  Sau khi Triều Nguyễn ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt (06/6/1884), thực dân Pháp lập ra một
               khoản ngân sách chung cho cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, gọi là ngân sách Trung - Bắc Kỳ (hay
               ngân sách bảo hộ). Nguồn ngân sách này được thu từ tất cả các loại thuế ở Bắc Kỳ, các
               khoản thu từ thuế gián thu và một nửa tổng số thuế quan ở Trung Kỳ theo thỏa thuận
               của Hiệp ước năm 1884 . Căn cứ vào nguồn thu được quy định, thực dân Pháp bắt tay
                                        (1)
               vào tổ chức thu thuế ở Bắc Kỳ. Tuy nhiên, do chưa kiểm soát được các vùng đất đai, bao
               gồm cả dân cư nên các chính sách thuế đưa ra trong thời kỳ này vẫn chưa có quy định cụ
               thể, rõ ràng, mang nặng tính chắp vá nhằm phục vụ cho việc chi tiêu trước mắt. Các sắc
               thuế cũ của Nhà Nguyễn tiếp tục được thực dân Pháp tận dụng, bao gồm: thuế thân, thuế
               ruộng đất, thuế thương chính... và người dân có thể nộp thuế bằng tiền hoặc hiện vật .
                                                                                                        (2)
                  Trong số các loại thuế, nặng nhất là thuế thân, bị tăng liên tục hằng năm đối với cả
               dân nội đinh và ngoại đinh. Nội đinh từ 2,5 đồng/người (năm 1987, trong đó 2 đồng để
               chuộc 20 ngày lao dịch) lên 3,1 đồng (năm 1901); 3,6 đồng (năm 1903); 3,75 đồng (năm
               1904) và 4,5 đồng (năm 1908). Bên cạnh đó, người dân còn phải chịu một khoản thuế
               phụ thu của thuế thân (từ 15% - 31% của thuế chính ngạch). Những khoản thuế phụ
               thu này cùng với các sắc thuế chính ngạch lại càng nặng nề hơn với người dân khi bị bọn
               quan lại, cường hào lợi dụng và lạm bổ nhiều hơn.

                  Ở thị xã Quảng Yên, mặc dù là trung tâm của tỉnh Quảng Yên nhưng nguồn thu chủ
               yếu của ngân sách địa phương vẫn dựa vào các sắc thuế, đánh vào đầu người dân và các
               sản phẩm hàng hóa, nhất là thuế ruộng đất. Ở huyện Yên Hưng, với 5 tổng, 41 làng,
               15.660 người nộp thuế và 15.741 mẫu đất chịu thuế, số thuế thu được từ thuế thân đinh,
               thuế điền thổ trong một năm qua số liệu thống kê của tỉnh Quảng Yên là 60.865 đồng
               Đông Dương .
                            (3)
                  Ngoài ra, nguồn tài chính ở thôn, xã được quản lý dưới hình thức quỹ làng, hình
               thành từ Nghị định ngày 22/5/1927 do chính quyền cai trị ban hành. Tuy nhiên, ở tỉnh
               Quảng Yên cũng chỉ có 15 làng (trong tổng số 91 làng) đã được cải cách thành lập được


               (1)  Theo Hiệp ước năm 1884, tiền thuế trực thu ở Trung Kỳ và nửa tổng số thuế quan sẽ thuộc ngân
               khố của triều đình Huế.
               (2)  Hồ Tuấn Dung: Chế độ thuế của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1897 đến 1945, Nxb. Chính trị quốc gia
               Sự thật, Hà Nội, 2003, tr.19.
               (3)  Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.498.
   459   460   461   462   463   464   465   466   467   468   469