Page 465 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 465
Phaàn IV: Kinh teá 465
quỹ làng, trong đó có 7 làng của huyện Yên Hưng đã gửi vào Phòng Thuế Quảng Yên
một số vốn lưu động 1.650 đồng Đông Dương. Những xã chưa cải cách quỹ làng được trợ
cấp từ nguồn thu thuế của địa phương .
(1)
1.2. Tài chính Quảng Yên từ năm 1945 - 2023
Từ năm 1945 - 1954
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ
độc lập, tự do. Tuy nhiên, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa mới ra đời phải
đối mặt với muôn vàn khó khăn trên nhiều phương diện. Trong đó, nền kinh tế lâm vào
kiệt quệ bởi chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tài chính quốc gia
hầu như cạn kiệt. Kho bạc chỉ còn lại khoảng hơn một triệu đồng tiền lẻ và rách nát .
(2)
Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay của tư bản Pháp nên họ vẫn nắm việc phát
hành giấy bạc. Nền tài chính của ta càng khó khăn hơn do đồng “Quan kim” và “Quốc
tệ” được quân Tưởng Giới Thạch ép đưa vào lưu thông trên thị trường.
Trước tình hình trên, ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập phiên họp
đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, nêu ra 6 việc cấp bách cần làm ngay, trong đó có việc
xóa bỏ một số loại thuế như: thuế thân, thuế chợ, thuế đò. Ngày 04/9/1945, Chính phủ
ra Sắc lệnh số 4/SL thành lập Quỹ Độc lập nhằm “thu nhận các món tiền và đồ vật của
nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của quốc gia” . Từ ngày
(3)
17 - 24/9/1945, “Tuần lễ vàng” được tổ chức nhằm kêu gọi nhân dân đóng góp một phần
tài sản cho đất nước. Mặc dù đời sống nhân dân còn khó khăn trăm bề nhưng khi phong
trào được phát động, nhân dân huyện Yên Hưng và thị xã Quảng Yên phấn khởi tham
gia ủng hộ, đóng góp của cải, sức lực để xây dựng Nhà nước cách mạng buổi đầu còn
non trẻ. Nhiều đồng bào đem cả hoa tai, nhẫn vàng, dây chuyền và các kỷ vật quý của
gia đình để quyên góp cho cách mạng. Ở thị xã Quảng Yên, nhân dân nhiệt tình, hăng
hái ủng hộ với câu ca: “Đeo khuyên chỉ tổ nặng tai, đeo kiềng nặng cổ hỡi ai ơi đeo vàng.
Mang vàng ủng hộ nước nhà, sắm thêm vũ khí đuổi loài thù chung”. Kết quả, nhân dân
đã tự nguyện đóng góp được một số lượng đáng kể. Nổi bật nhất là gia đình ông Lịch ủng
hộ trên 10 lạng vàng và một số gia đình khác . Ở khu vực Hà Nam, ngoài việc quyên góp
(4)
ủng hộ các đồ vật quý giá, nhân dân còn hưởng ứng mua công phiếu kháng chiến, điển
hình nhất là xã Liên Vị với hơn 100 gia đình mua. Người mua cao nhất với số tiền 2.000
đồng, người thấp nhất là 200 đồng (tiền Đông Dương). Tiêu biểu như các ông: Hoàng
Văn Khôi, Hoàng Văn Kiệm, Nguyễn Văn Sỹ, Phạm Văn Ty, Trần Văn Tều, Nguyễn Văn
Chảnh, Tống Văn Đức, Lê Văn Dương, Đỗ Văn Điền, Trần Văn Vẹt, Đỗ Văn Kiển... .
(5)
(1) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Carte médicale de la province de Quang Yen, Fonds de la Résident
supérieure au Tonkin, Hồ sơ 028912, dẫn lại Phạm Thị Thu Hà: Thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến
nay, tlđd, tr.73.
(2) Đinh Thị Thu Cúc (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 10, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.53.
(3) Công báo, số 1 năm 1945, tr.5.
(4) Ban Chấp hành Đảng bộ phường Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ phường Quảng Yên (1930 - 2020),
sđd, tr.56.
(5) Ban Chấp hành Đảng bộ xã Liên Vị: Lịch sử Đảng bộ xã Liên Vị (1930 - 2020), Nxb. Thông tấn,
Hà Nội, 2020, tr.6-7.