Page 467 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 467

Phaàn IV: Kinh teá    467



               Trong giai đoạn từ năm 1961 - 1965, ngành này đã đạt doanh thu 8,38 triệu đồng, đóng
               góp thuế cho Nhà nước 838 nghìn đồng, vượt 7% so với kế hoạch được giao .
                                                                                             (1)
                  Từ cuối năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc,
               Yên Hưng là một trong những mục tiêu đánh phá trọng điểm của chúng. Để đảm bảo
               yêu cầu chi cho phòng không sơ tán, đào hầm hào, phục vụ chiến đấu, ngành tài chính
               của địa phương đã không ngừng nỗ lực quản lý nguồn thu trên địa bàn. Bên cạnh đó,
               huyện còn tự túc kinh phí để trợ cấp cho các đối tượng chính sách, được báo cáo điển
               hình ở Hội nghị toàn miền Bắc do Bộ Nội vụ tổ chức . Ngoài ra, Đảng bộ, chính quyền
                                                                      (2)
               và nhân dân Yên Hưng không ngại khó khăn, gian khổ, luôn hoàn thành các nhiệm vụ
               đề ra, đặc biệt luôn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ lương thực - thực phẩm được giao với
               khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, tích cực thực hiện
               và hoàn thành tốt công tác chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Tiêu biểu là
               các xã: Liên Vị, Hiệp Hòa, Hà An... Năm 1965, xã Liên Vị đã hoàn thành tất cả các chỉ
               tiêu nghĩa vụ lương thực - thực phẩm với Nhà nước: 144 tấn thóc thuế; 55 tấn thịt lợn;
               71,8 tấn tôm, cua, cá; 350 nghìn quả trứng vịt . Trong 2 năm (1970 - 1971), xã Hiệp
                                                                 (3)
               Hòa làm nghĩa vụ nộp lương thực đạt 135 tấn thóc, 12.509 kg thịt lợn. Ngoài ra còn ủng
               hộ các đơn vị bộ đội 516 kg thịt lợn, điều hòa lương thực cho các hộ chính sách 37.411
               kg lương thực quy thóc . Năm 1973, xã Hà An thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước vượt
                                       (4)
               70% chỉ tiêu huyện giao .
                                         (5)
                  Những đóng góp tích cực về sức người, sức của của nhân dân Yên Hưng đã góp phần
               cùng quân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam,
               thống nhất đất nước.
                  Từ năm 1976 - 1985

                  Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta bước vào công cuộc xây dựng chủ
               nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Ngành tài
               chính huyện Yên Hưng thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương mà Đại hội Đảng bộ tỉnh
               Quảng Ninh lần thứ IV đã chỉ rõ đối với công tác tài chính: “Phấn đấu thu chi thăng
               bằng ngân sách, trên cơ sở phát triển kinh tế và tăng cường quản lý để tăng thu từ nền

               kinh tế địa phương, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết và phấn đấu giảm chi về
               bù lỗ, giảm bội chi tiền mặt tới mức thấp nhất; đẩy mạnh vận động gửi tiền tiết kiệm,
               phấn đấu đưa số dư tăng bình quân hằng năm 18%” . Tuy nhiên, chiến tranh biên giới
                                                                      (6)
               năm 1979 khiến tình hình địa phương vô cùng khó khăn. Song với sự quyết tâm cao độ,
               ngành tài chính huyện Yên Hưng đã khẩn trương triển khai việc cân đối, thu chi ngân
               sách nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu đột xuất cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ phường Hà An: Lịch sử Đảng bộ phường Hà An (1930 - 2020), Nxb.
               Hồng Đức, Hà Nội, 2020, tr.55.
               (2)  Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.176.
               (3)  Ban Chấp hành Đảng bộ xã Liên Vị: Lịch sử Đảng bộ xã Liên Vị (1930 - 2020), sđd, tr.114.
               (4)  Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hiệp Hòa: Lịch sử Đảng bộ xã Hiệp Hòa (1930 - 2020), sđd, tr.109.
               (5)  Ban Chấp hành Đảng bộ phường Hà An: Lịch sử Đảng bộ phường Hà An (1930 - 2020), sđd, tr.121.
               (6)  Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.505-506.
   462   463   464   465   466   467   468   469   470   471   472