Page 476 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 476

476    Ñòa chí Quaûng Yeân



               Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống quản lý thu thuế, nhưng lại là một cơ hội để
               tăng nguồn thu cho ngân sách. Muốn đáp ứng được nhiệm vụ quản lý thuế trong giai
               đoạn mới, ngành thuế của thị xã Quảng Yên phải tăng cường đẩy mạnh hiện đại hóa,
               áp dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm đổi mới căn bản,
               toàn diện hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh. Từ đó, cung cấp thông tin về thuế
               cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất nhằm nâng cao chất lượng
               phục vụ và tăng cường tính tự giác tuân thủ luật thuế của người nộp thuế.
                  Trong bối cảnh mới, thị xã cần xác định rõ những khoản chi trọng điểm, thứ tự ưu
               tiên các khoản chi, kiên quyết loại bỏ những khoản chi bất hợp lý. Song song với đó, việc
               công khai ngân sách địa phương phải được tăng cường, đảm bảo quy trình thực hiện
               minh bạch, dân chủ. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực
               hiện ở tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn, xử lý
               sai phạm.

                  Dự kiến đến năm 2025, thu ngân sách nhà nước từ các khoản thuế, phí đạt trên 1.300
               tỷ đồng; tự cân đối chi thường xuyên ngân sách thị xã đạt 95 - 100%. Để hoàn thành
               mục tiêu này, Ủy ban nhân dân thị xã cần khẩn trương rà soát các nguồn thu về thuế,
               phí trên địa bàn thị xã (tập trung vào các dự án mới đầu tư trên địa bàn chuẩn bị đi
               vào hoạt động), để nắm bắt khai thác nguồn thu. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản
               xuất - kinh doanh nhằm tạo nguồn thu lớn, ổn định từ nội lực nền kinh tế của thị xã;
               thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về thu hút xúc tiến đầu tư; thu hút nhiều dự án mới
               và các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã...

                  2. Tín dụng - ngân hàng

                  2.1. Tổ chức tín dụng trên địa bàn Quảng Yên trước năm 1945
                  Trong đời sống kinh tế nông nghiệp truyền thống, người nông dân thường không có
               tích lũy tiền nhiều. Cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn khi phải chi những
               khoản lớn như tổ chức cưới xin, tang ma, khao vọng, nộp thuế... Thậm chí, vào “tháng ba
               ngày tám”, nông dân Quảng Yên còn phải “bán lúa non”. Mặc dù họ cũng được sự tương
               trợ, giúp đỡ của anh em họ hàng song mức độ hỗ trợ không nhiều nên phải đi vay. Hơn
               nữa, sự vận hành của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa truyền thống ở nông thôn đã
               sản sinh ra một người cho vay nặng lãi mà chủ yếu là địa chủ . Mức lãi suất phụ thuộc
                                                                                (1)
               vào loại sản phẩm, giá cả vào thời điểm cho vay. Ngoài ra, mức lãi của người cho vay đối
               với người vay còn phụ thuộc vào yếu tố tình cảm, dựa trên mối quan hệ họ hàng, người
               quen, vì tình nghĩa...

                  Ngày 31/01/1875, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông
               Dương và đặt trụ sở đầu tiên tại Sài Gòn. Sau đó, chúng mở thêm một số chi nhánh ở
               các địa phương khác, trong đó có Quảng Yên.
                  Ngoài chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương ở địa phương, tổ chức của hệ thống Nông
               phố ngân hàng và Quỹ tín dụng tương trợ cũng được thực dân Pháp cho thành lập. Tuy
               nhiên, ở vùng Quảng Yên nói riêng và vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, dường như


               (1)  Phan Đại Doãn: Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế - xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
               1992, tr.60.
   471   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481