Page 478 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 478

478    Ñòa chí Quaûng Yeân



               ở nông thôn, hướng dẫn nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Mặc dù Tổ tín
               dụng sản xuất chỉ tồn tại và hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa
               quan trọng trong quá trình hình thành hệ thống tín dụng tự chủ của nước Việt Nam
               Dân chủ Cộng hòa.

                  Sau chiến thắng Biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
               nhân dân ta bước sang giai đoạn mới. Trên cơ sở tình hình thực tiễn, ngày 06/5/1951,
               Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Đến
               tháng 7/1951, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Yên được thành lập trên cơ sở sáp nhập
               Ty Ngân khố và Tổ tín dụng sản xuất được thành lập trước đó với nhiệm vụ là:
                  - Cấp phát kinh phí cho các cơ quan đoàn thể, đơn vị bộ đội... theo kế hoạch.

                  - Cho vay sản xuất nông nghiệp các hộ nông dân cá thể, tổ sản xuất, tổ đổi công để
               khai hoang, phục hóa, góp phần củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn.

                  - Cho vay thương nghiệp quốc doanh cung cấp hàng thiết yếu cho nhân dân, cho vay
               tổ vận tải thô sơ bằng ngựa thồ để vận chuyển hàng hóa vùng cao, vùng mới giải phóng;
               thu mua một số hàng nông - lâm - thổ sản cho đồng bào như hồi, quế, sa nhân, ba kích...
               để xuất sang Trung Quốc đổi lấy hàng tiêu dùng .
                                                                  (1)
                  Năm 1952, khi vùng tự do của ta được mở rộng, hoạt động ngân hàng cũng theo đó
               phát triển.

                  Từ năm 1955 - 1975

                  Sau ngày giải phóng, chưa kịp ổn định cuộc sống, nhân dân Yên Hưng đã phải đối
               mặt với bão lớn. Đê Hà Nam bị vỡ, nước mặn nhấn chìm nhiều làng mạc, người chết,
               gia súc bị cuốn trôi, thuyền lưới của ngư dân bị mất tích. Trong một thời gian ngắn,
               ngành ngân hàng đã huy động được 665 triệu đồng cho các ngư dân vay. Ngoài ra, ngư
               dân trong ngư hội và tổ sản xuất tương trợ nhau cũng hỗ trợ cho vay 332 triệu. Nhờ đó,
               1.023 chiếc thuyền được đóng mới và 348 chiếc thuyền được sửa chữa. Trong thời gian
               này, Quỹ tiết kiệm trung tâm được ra đời và đã có mặt ở Yên Hưng với nhiều bàn tiết
               kiệm tại các chi điếm, khu dân cư, tạo điều kiện cho nhân dân gửi và rút tiền thuận lợi.
               Hợp tác xã vay mượn từng bước được thành lập nhằm huy động vốn tiết kiệm của nông
               dân và cho vay .
                               (2)
                  Ngày 27/02/1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh số 15/SL
               cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành tiền mới thay đổi đơn vị tiền tệ và
               thu hồi tiền cũ đang lưu hành. Theo Sắc lệnh trên, huyện Yên Hưng tiến hành thu hồi
               tiền cũ, phát hành tiền mới, đảm bảo thuận tiện cho công việc làm ăn của nhân dân.
               Sau khi thực hiện việc thu đổi tiền, các chi điếm ngân hàng tại huyện Yên Hưng cũng
               được ngân hàng tỉnh xây dựng, củng cố và hoàn chỉnh. Ngoài ra, trong công cuộc hợp tác
               hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và tăng cường phát triển
               kinh tế quốc doanh, ngành ngân hàng huyện Yên Hưng đã chủ động, tích cực hướng
               dẫn các hợp tác xã tính toán dự trù kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu chi tài vụ. Từ đó,


               (1)  Xem Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.528.
               (2)  Xem Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.529.
   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482   483