Page 480 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 480
480 Ñòa chí Quaûng Yeân
Năm 1965, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, đưa máy bay ném bom phá
hoại miền Bắc. Trong bối cảnh chung đó, bên cạnh việc phải thường xuyên sơ tán đến
nơi an toàn, ngành ngân hàng huyện vẫn tích cực đầu tư cho các xí nghiệp quốc doanh
địa phương, nhất là cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, vật liệu xây
dựng, cho vay dự trữ vật tư hàng hóa, dự trữ lương thực - thực phẩm, tân dược, xăng
dầu và những mặt hàng thiết yếu khác... Ngoài ra, đối tượng kinh tế tập thể cũng được
ngân hàng cho vay ngắn hạn và đầu tư vốn dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất - kỹ
thuật. Mặt khác, ngành ngân hàng của huyện Yên Hưng còn thường xuyên chú trọng
đến việc huy động vốn, đáp ứng yêu cầu mở rộng cho vay.
Bảng 5.13: Số dư tiền gửi tiết kiệm tại huyện Yên Hưng giai đoạn 1965 - 1973
Đơn vị: đồng
Năm 1965 1968 1969 1970 1971 1972 1973
Số tiền 325 938 836 590 510 667 1.081
Nguồn: Tình hình phát triển kinh tế và văn hóa tỉnh Quảng Ninh 1968 - 1973
Bảng 5.14: Số dư tiền gửi tiết kiệm tính bình quân đầu người tại huyện Yên Hưng
giai đoạn 1965 - 1973
Đơn vị: đồng
Năm 1965 1968 1969 1970 1971 1972 1973
Số dư 4,3 12,9 11,3 7,7 6,5 8,5 13,5
Nguồn: Tình hình phát triển kinh tế và văn hóa tỉnh Quảng Ninh 1968 - 1973
Từ năm 1976 - 1985
Sau khi đất nước thống nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) đã xác
định nhiệm vụ cơ bản của ngành ngân hàng là: Thông qua hoạt động tín dụng tiền tệ
mà tham gia xây dựng và thúc đẩy thực hiện kế hoạch kinh tế, cung ứng vốn tín dụng,
kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm thúc đẩy sản xuất
và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế, phát triển mạnh tín dụng, bảo đảm vốn sản
xuất, kinh doanh. Mở rộng việc cho vay đối với kinh tế tập thể để phát triển sản xuất
theo kế hoạch nhà nước. Thu hút tiền tiết kiệm và tiền nhàn rỗi trong xã hội. Xây dựng
ngân hàng thành trung tâm thanh toán có hiệu lực quản lý chặt chẽ tiền mặt và lưu
thông tiền tệ.
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, Ngân hàng huyện Yên Hưng cùng cả
nước bước vào thời kỳ cải tiến mạnh mẽ, mở rộng hoạt động tín dụng. Các xí nghiệp quốc
doanh và hợp tác xã được ưu tiên vay vốn phục vụ sản xuất, tiếp nhận vật tư hàng hóa,
thu mua, nắm nguồn hàng. Nhờ đó, ngành thủ công nghiệp, nông nghiệp của huyện đã
có sự phát triển.
Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và
huyện Yên Hưng nói riêng có những khó khăn nhất định. Việc quản lý yếu kém đã dẫn
đến tình trạng mất cân đối trong phân phối, lưu thông hàng hóa. Công tác thu hồi nợ
đạt kết quả thấp, một số cơ sở sản xuất nợ kéo dài gây nên tình trạng chiếm dụng vốn,