Page 482 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 482
482 Ñòa chí Quaûng Yeân
Từ năm 1996, ngân hàng huyện đã tích cực huy động vốn để cho vay phục vụ chương
trình phát triển kinh tế, trọng tâm là chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông -
lâm - ngư nghiệp. Trong đó, phần lớn nguồn vốn được đầu tư cho kinh tế hộ gia đình
thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xóa đói, giảm
nghèo. Chất lượng phục vụ của ngân hàng được nâng cao, hoạt động cho vay tín dụng
đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Theo số liệu cho vay tín dụng
trung và dài hạn trên địa bàn huyện Yên Hưng giai đoạn 1996 - 2000, số vốn trong
ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng tăng trong giai đoạn 1997 - 1999 và chiếm tỷ
trọng lớn nhất ở năm 1999 với 65%; số vốn vay của ngành công nghiệp - xây dựng có xu
hướng giảm dần qua các năm; ngành dịch vụ có số vốn vay tăng mạnh từ 83 triệu đồng
(năm 1996) lên 1.792 triệu đồng (năm 1997), sau đó giảm dần qua các năm.
Bảng 5.15: Số liệu cho vay tín dụng trung và dài hạn trên địa bàn huyện Yên Hưng
giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số 5.757 4.817 6.194 8.271 1.514
Theo thành phần kinh tế
Nhà nước 40 - 128 - 216
Cá thể 5.693 3.100 4.966 6.621 998
Hỗn hợp 24 1.717 1.100 1.650 300
Theo khu vực 5.757 4.817 6.194 8.271 1.514
1. Nông - lâm - thủy sản 2.307 1.259 2.408 5.402 839
Nông nghiệp 549 848 1.847 4.080 500
Lâm nghiệp - - - - -
Thủy sản 1.758 411 561 1.322 339
2. Công nghiệp - xây dựng 3.367 1.766 2.488 2.283 459
3. Dịch vụ 83 1.792 1.298 586 216
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2000
Trong giai đoạn 2001 - 2005, dịch vụ tín dụng ngân hàng của huyện Yên Hưng tiếp
tục phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng đạt 27,4%/năm, vượt 7,4% so
với mục tiêu đề ra, trong đó ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng lớn
nhất, chiếm hơn 40% trong tổng giá trị cơ cấu cho vay. Doanh số đầu tư cho vay trong 5
năm là 283,2 tỷ đồng, cơ cấu vốn vay phù hợp với chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
của huyện, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế . Để đạt được
(1)
điều đó, công tác tín dụng - ngân hàng đã không ngừng đổi mới trong quản lý, phục vụ,
đồng thời tích cực thu hút các nguồn vốn thông qua việc mở rộng hình thức huy động.
Ngoài ra, từ năm 2003, trên địa bàn huyện đã thành lập Phòng Giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội. Trong năm đầu tiên hoạt động, đã có 3.765 hộ nghèo được Phòng
Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn, với số dư là 10,5 tỷ đồng.
(1) Đảng bộ huyện Yên Hưng: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ
2005 - 2010, 2006, tr.18-19.