Page 477 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 477

Phaàn IV: Kinh teá    477



               làng nào cũng có người cho vay nặng lãi. Vấn đề này còn được Tổng Bí thư Trường Chinh
               và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề cập đến trong tác phẩm Vấn đề dân cày vào những
               năm 1930 . Theo đó, cho vay thóc và vay tiền là hai hình thức tín dụng phổ biến.
                          (1)
                  Cho vay thóc, người vay thường phải trả cho chủ nợ trong khoảng 6 tháng, kể từ lúc
               vay hoặc tùy theo sự thỏa thuận của hai bên. Khi vay, hai bên đều phải lập văn tự rõ
               ràng và có người làm chứng. Nếu vay 10 thùng, người vay sẽ phải trả cả gốc và lãi là 15
               thùng khi đến hạn trả nợ. Tuy nhiên, để tránh bị thiệt vào lúc giá thóc biến động thất
               thường, chủ nợ sẽ bắt người vay phải trả bằng tiền. Ví dụ như cuối năm 1936, vay 10
               thùng (trị giá bằng tiền là 5 đồng) đến mùa phải trả 7,5 đồng, bằng 25 thùng vì khi đó
               giá thóc hạ (chỉ 3 đồng 10 thùng), lãi suất lên đến 150%, song người vay vẫn phải chấp
               nhận vì không phải mất công đi bán thóc và thóc rất khó bán vào ngày mùa. Thậm chí,
               lúc vay người vay chỉ vay bằng thùng gỗ nhưng phải trả bằng thùng sắt tây có dung tích
               lớn hơn thùng gỗ.

                  Đối với hình thức cho vay tiền, người vay thường phải có tài sản thế chấp (nhà, ao,
               đất), lãi suất thường dao động từ 84 - 120%/năm. Bên cạnh đó, họ còn bị ép buộc bởi
               người vay với nhiều hình thức nhằm né tránh pháp luật, nhất là bằng câu chữ trong
               văn tự cho vay. Ví dụ, cho vay 100 đồng nhưng văn tự sẽ ghi là “vay 150 đồng” và ghi
               thêm mấy chữ: “Đến hạn, người chủ nợ nhận vốn, lãi y như cựu lệ”, nghĩa là, dù đã ăn lãi
               150% nhưng chủ nợ vẫn không bị vi phạm luật pháp vì trên văn tự, mức lãi vẫn không
               vượt qua 3%/tháng (36%/năm). Một trường hợp nữa là cho vay tiền với lãi suất thỏa
               thuận, nhưng đã trừ ngay số tiền lãi vào số tiền được vay. Ví dụ, cho vay 400 đồng, lãi
               suất 36%, chủ vay trừ ngay số tiền 144 đồng, người vay chỉ nhận được 256 đồng, nhưng
               vẫn phải ký giấy vay 400 đồng . Nếu đến hạn mà không trả nợ được thì “lãi mẹ đẻ lãi
                                                (2)
               con”. Đến khi số nợ bằng giá trị của ruộng, vườn, nhà cửa, chủ nợ sẽ thu số tài sản thế
               chấp đó.
                  2.2. Tín dụng - ngân hàng trên địa bàn Quảng Yên từ năm 1945 - 2023

                  Từ năm 1945 - 1954

                  Trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, mục tiêu kiểm soát Ngân
               hàng Đông Dương không đạt được, vì có quân đội Nhật canh giữ và sau đó quân đội
               Tưởng đã vào tiếp quản bảo vệ ngân hàng. Song, Ngân hàng Đông Dương vẫn chấp
               nhận yêu cầu của Chính phủ, chuyển tiền cho ngân sách của Chính phủ mới, căn cứ
               theo những tờ séc do ngân khố chuyển sang. Ở tỉnh Quảng Yên, Ty Ngân khố được
               thành lập để lo kinh phí cho các cơ quan, đoàn thể, quân đội do Trung ương cấp. Ngoài
               ra, chính quyền cách mạng còn vận động những gia đình khá giả giảm mức lãi cho vay
               đối với người nghèo trên tinh thần “nhường cơm sẻ áo” .
                                                                         (3)
                  Theo Sắc lệnh số 14/SL ngày 03/02/1947 của Chính phủ, Nha tín dụng sản xuất
               được thành lập. Trên cơ sở đó, các Tổ tín dụng sản xuất ở tỉnh Quảng Yên cũng được
               thành lập nhằm giúp vốn để nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi


               (1)  Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp: Vấn đề dân cày, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959, tr.48.
               (2)  Bùi Xuân Đính: Bách khoa thư làng Việt cổ truyền, sđd, tr.182.
               (3)  Ban Chấp hành Đảng bộ phường Cộng Hòa: Lịch sử Đảng bộ phường Cộng Hòa (1930 - 2020), Nxb.
               Thông tấn, Hà Nội, 2020, tr.42.
   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482