Page 479 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 479

Phaàn IV: Kinh teá    479



               công tác tính toán, xác định đối tượng cho vay, mức cho vay và thời hạn vay được thực
               hiện tốt. Trong 6 tháng đầu năm 1959, Ngân hàng huyện Yên Hưng cho người dân vay
               28.952 đồng để phục vụ sản xuất, trong đó 24.331 đồng cho sản xuất nông - ngư nghiệp,
               11.100 đồng cho tập đoàn sản xuất miền Nam và 4.510 đồng cho lâm nghiệp. Với số tiền
               trên đã mua được 187 con trâu, bò, 16 con lợn, sắm 9 thuyền, 20 tấm lưới và một số nông
               cụ, phân, giống ...
                               (1)
                  Thực hiện chủ trương của Đảng nhằm giương cao “ba ngọn cờ hồng” ở nông thôn (hợp
               tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng), các xã đã nhanh chóng
               tổ chức thành lập các hợp tác xã mua bán và tín dụng ở địa phương. Tháng 01/1959, hợp
               tác xã tín dụng ở Liên Vị được thành lập do ông Nguyễn Văn Thanh làm Chủ nhiệm .
                                                                                                         (2)
               Tiếp sau đó, hợp tác xã tín dụng ở các xã cũng được ra đời vào năm 1960 như: hợp tác xã
               tín dụng ở Liên Hòa do ông Trần Văn Lưỡng làm Chủ nhiệm, hợp tác xã tín dụng của
               Cộng Hòa ra đời vào đầu năm 1960 do ông Trần Văn Ba làm Chủ nhiệm, hợp tác xã tín
               dụng ở Minh Thành do ông Đỗ Văn San làm Chủ nhiệm, hợp tác xã tín dụng ở Yên Hải
               do ông Vũ Đình Lưu làm Chủ nhiệm...

                  Hợp tác xã có chức năng, nhiệm vụ đảm bảo lưu thông tiền tệ, phục vụ sản xuất và
               đời sống của nhân dân trong xã. Ngay sau khi thành lập, hợp tác xã tín dụng đã vận
               động nhân dân tham gia gửi tiết kiệm. Ai có khoản tiền do làm nghề phụ đều được cán
               bộ tín dụng đến tận nhà vận động gửi tiết kiệm. Ở Liên Vị, khi mới thành lập, hầu hết
               các xã viên hợp tác xã nông nghiệp đều đóng góp cổ phần với số tiền là 3 đồng; những
               hộ khó khăn được hợp tác xã nông nghiệp cho vay để góp cổ phần. Ở Cộng Hòa, sau khi
               tuyên truyền, vận động đã có 80 rồi 100 cổ phần xã viên tham gia. Số vốn ban đầu tuy ít,
               chỉ có 250 đồng nhưng vẫn hoạt động hiệu quả. Ở Minh Thành, ban đầu có 370 cổ phần
               tham gia. Số vốn ban đầu tuy ít nhưng vẫn hoạt động được. Các hợp tác xã tín dụng tại
               các xã khác cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Tiền tín dụng được cho nông dân vay thu
               lãi và thanh toán sòng phẳng, đúng kỳ hạn. Ngoài ra, hợp tác xã tín dụng còn thực hiện
               tốt việc vận động nhân dân mua công trái xây dựng Tổ quốc.
                  Sau một thời gian hoạt động, số vốn hợp tác xã tín dụng huy động ngày càng tăng.
               Nhờ đó, khi bước vào thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, ngành tín dụng,
               ngân hàng của huyện Yên Hưng đã cung cấp khoản vay tín dụng cho các tổ chức kinh
               tế - xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, phát triển theo
               kế hoạch. Thông qua nguồn vốn này, các hợp tác xã nông nghiệp, cá, cơ khí... trên địa
               bàn huyện có vốn, mua phương tiện cơ bản như trâu, bò, cày, bừa... để thực hiện các công
               việc cần thiết như khai hoang, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, chăn nuôi.

                  Ngày 30/10/1963, tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng
               Ninh. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh cũng được thành lập. Ngoài
               Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh lúc này
               còn có 3 chi nhánh nghiệp vụ ở 3 thị xã và 9 chi điếm ở các huyện, trong đó có huyện
               Yên Hưng.


               (1)  Theo Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Hưng: Báo cáo về tình hình 6 tháng đầu năm 1959, tr.14.
               (2)  Ban Chấp hành Đảng bộ xã Liên Vị: Lịch sử Đảng bộ xã Liên Vị (1930 - 2020), sđd, tr.96.
   474   475   476   477   478   479   480   481   482   483   484