Page 481 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 481
Phaàn IV: Kinh teá 481
điển hình là nghề cá và thủ công nghiệp. Song, bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình,
ngân hàng huyện đã cố gắng khắc phục khó khăn, tiếp tục cung cấp nhiều khoản vay tín
dụng cho các hoạt động sản xuất. Năm 1985, số dư của ngân hàng đạt 6.808.00 đồng .
(1)
Tháng 9/1985, Nhà nước quyết định tiến hành thu đổi tiền trên phạm vi cả nước,
trong đó có huyện Yên Hưng. Công tác thu đổi tiền của ngành ngân hàng đã tạo điều
kiện cho các cấp chính quyền nắm được những thông tin về phân bố tiền trong các tầng
lớp dân cư, các khu vực kinh tế, thấy rõ được tình hình chấp hành tồn quỹ của các cơ
quan, xí nghiệp.
Từ năm 1986 - 2023
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa V và Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI, ngành ngân hàng đã xác định phương hướng đổi mới, chuyển
hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Từ chủ
trương đó, ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 53-HĐBT về
tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã định hướng chuyển hẳn hệ thống
ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Sau khi nghị định trên được ban hành, Ngân
hàng Yên Hưng đã chuyển sang kinh doanh tiền tệ. Song song với đó, các biện pháp
nhằm chống lạm phát và những chính sách mới về lãi suất gửi tiết kiệm, cho vay đã có
tác động trực tiếp đến tình hình tiền tệ. Việc huy động nguồn vốn đạt mức kế hoạch,
tăng qua các năm và dần trở thành nguồn vốn chính của ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề
thu chi tiền mặt luôn ở trong tình trạng mất cân đối, chưa đáp ứng được yêu cầu cho sản
xuất, kinh doanh và đời sống.
Ngày 23/5/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký Lệnh công bố 2 pháp
lệnh về ngân hàng là: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Theo đó, hệ thống ngân hàng có sự
chuyển biến căn bản, từ ngân hàng một cấp chuyển sang ngân hàng hai cấp . Hai pháp
(2)
lệnh này ra đời đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động ngân hàng sang cơ chế mới,
giúp nguồn vốn huy động không ngừng tăng. Tuy nhiên, vào năm 1991, sự sụp đổ của
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh
tế nước ta, trong đó có huyện Yên Hưng, khiến nhiều hợp tác xã tín dụng hoạt động
kém hiệu quả, có hợp tác xã còn vi phạm nghiêm trọng chính sách dẫn đến tình trạng
nợ xấu. Trước tình hình đó, Huyện ủy Yên Hưng đã nhanh chóng chấn chỉnh hoạt động
tín dụng ngân hàng của huyện, thực hiện đổi mới trong quản lý và dần có nhiều tiến bộ;
góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm và thực hiện chương
trình xóa đói, giảm nghèo. Đến năm 1995, tổng các nguồn vốn cho vay của ngân hàng
đến nhân dân để thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo
là 19 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 1994, trên 12.000 lượt hộ được vay thông qua 454
tổ tín chấp.
(1) Theo Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Hưng: Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tại
Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIII, 1986, tr.7.
(2) Hệ thống ngân hàng hai cấp tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh tiền tệ. Theo đó, Ngân
hàng Nhà nước là Ngân hàng Trung ương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín
dụng, ngân hàng. Chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng được thực hiện bởi các tổ
chức tín dụng.