Page 114 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 114

trò. “Con đường mà tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tôi
          tự nhiên thấy lạ”. Hồi ức về ngày tựu trường của Thanh Tịnh
          lởn vởn trong đầu óc tôi. Hôm nay tôi không còn “đi học” mà
          đang đi vào tử lộ của đời người…
               Tất cả đều xa lạ. Mọi người nhìn nhau như không quen
          biết mặc dù một tháng trước đây đã là đồng nghiệp từ bao
          năm về trước. Quả thật ở đây tôi chưa gặp một “cán bộ” nào
          ở miền Bắc, chỉ gặp lại Giáo Sư Tôn Thất Hanh, anh Trần Viết
          Ngạc.
               Giáo Sư Hanh và tôi có sự quen biết dù chúng tôi dạy
          học khác phân khoa (Giáo Sư Hanh dạo đó là Khoa Trưởng
          Đại Học Khoa Học Huế). Giáo Sư Hanh vào những ngày đầu
          “giải phóng” là Trưởng Ban Tiếp Quản Đại Học Huế. Tôi nhớ
          lại những ngày tháng tranh đấu cũ của quãng đời sinh viên
          vào những năm từ 1963 đến 1966, tôi cũng đã có nhiều dịp
          làm việc chung với Giáo Sư Hanh. Bây giờ thì tôi đang ở chiến
          tuyến đối nghịch. Nói đúng ra bây giờ tôi đang là “kẻ tội đồ”
          trước vị quan tòa của “Cách Mạng”. Có cái gì đó thật xa cách
          giữa Giáo Sư Hanh và tôi lúc này mặc dầu lời nói đầu tiên của
          Giáo Sư Hanh là những lời thăm hỏi thân tình. Sau đó chúng
          tôi qua phòng hội nơi tất cả các Giáo Sư và nhân viên Đại
          Học Huế đang có mặt để nghe ông Trần Viết Ngạc, Giáo Sư
          Trường Kiểu Mẫu thuộc Đại Học Sư Phạm Huế thuyết giảng
          về kinh điển Mác Lê-nin. Chiều lại, Giáo Sư Hanh yêu cầu tôi
          về Trường Văn Khoa để trình diện “Ủy Ban Tiếp Quản” ở đó.
               Người tiếp tôi trong buổi trình diện là chị Thái Thị Ngọc
          Dư, đỗ Tiến Sĩ Địa Lý ở Pháp và về dạy tại Đại Học Văn Khoa
          Huế sau tôi 2 năm. Chị Dư và tôi vào năm 1966 đã cùng với
          một số anh chị sinh viên khác ở Huế vào Đà Nẵng để phát
          động phong trào chống Hiến Chương Vũng Tàu. Hồi đó tôi là
          sinh viên năm chót của ngành Cử Nhân Văn Chương thì chị
          Dư là sinh viên năm thứ nhất. Sau đó chị sang Pháp và ở đây
          chị đã ngã theo phe Cộng Sản. Sự gặp gỡ thật bất ngờ khiến tôi
          cảm thấy ngỡ ngàng. Chị Dư và tôi rất thân nhau thế mà lúc
          đó tôi hoàn toàn cảm thấy xa lạ và e dè, cái e dè của một kẻ đã
          ngã ngựa. Tuy nhiên tôi cũng đọc được trong đôi mắt chị một
          cái gì đó mà chị muốn nói với tôi. Và tự chính bản thân, tôi
          nghĩ rằng đây là lần chót trong đời mình còn nhìn thấy bảng


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 113
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119