Page 122 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 122
hôn mùa hạ, phải lìa xa hoàng thành đế đô một thời vang
bóng… Nào ai mà không cảm thấy ngậm ngùi đắng cay…
Em công chúa giữa hoàng cung hoang phế,
Đời anh còn năm tháng gót phiêu du.
Trở về đây như bọt bèo rong biển,
Mong tình em làm bến mộng thiên thu.
(“Người trong thành nội” – LĐC)
Thôi đành giã biệt Huế đô từ dạo ấy (đầu năm 1982). Và
cũng từ bấy đến giờ tôi chưa một lần trở lại thành phố thân
thương này. Dễ thường cũng đã một phần ba thế kỷ, tôi chưa
đặt chân trở lại con đường Lê Lợi ngập tràn hoa phượng của
mùa hè chia xa…
*
* *
Tôi cùng gia đình vào vùng kinh tế mới ở miền Đông Nam
Bộ (vùng Dầu Giây, Long Khánh). Đúng ra miền đất hoang sơ
và khô cằn này là vùng Phú Cường thuộc tỉnh Đồng Nai.
Đối diện với một thực tế quá sức nghiệt ngã: chung quanh
là rừng cây bao phủ, ngôi nhà chúng tôi ở (phải gọi là túp lều
mới đúng); vách ngăn bằng tre và mái lợp bằng tranh. Tôi đến
vùng này vào cuối đông; hương xuân đã lãng đãng đâu đó
ngoài khu chợ nhỏ bé với lưa thưa những chòi tranh tạm bợ.
Vùng đất này trong chiến tranh đã từng là nơi xảy ra
những trận đánh ác liệt giữa quân đội VNCH và quân Cộng
Sản. Nơi đây cũng chính là chiến trường mà Sư Đoàn 18 anh
hùng của quân đội miền Nam quyết tử để bảo vệ cửa ngõ đi
vào Sài Gòn.
Khi tôi đến đây thì bà xã tôi đã đem các con vào đây ở
cùng gia đình bên nội từ hơn 6 tháng trước. Cơ ngơi là một
túp lều xiêu vẹo và 2 chiếc giường tre ọp ẹp. Khi trời mưa
đến, nhà dột tứ tung, tôi không biết tìm đâu một chỗ nào khô
ráo để các cháu có thể qua đêm yên giấc (Vũ Phan lúc ấy mới
mười hai tuổi, Thục Hà mười tuổi, Vũ Phúc tám tuổi và Thể
Hà sáu tuổi).
Khi còn ở trong trại cải tạo, tôi không lo nghĩ gì về đời
sống vợ con ở bên ngoài vì biết là có lo nghĩ cũng chẳng giải
quyết được gì. Bây giờ khi đối diện với một thực tế quá ư bi
thảm trong đời sống hằng ngày của vợ con, tôi mới thấy nỗi
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 121