Page 131 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 131

văn liên hệ nào. Nhân đây, cũng xin
                                     cảm ơn Giáo Sư Wilcox - qua trung
                                     gian của GS Nguyễn Đức Cung - đã
                                     gởi cho chúng tôi tài liệu này.

                                          Sử gia Nguyễn Phương sinh
                                     ngày 5/1/1921  ở làng Hòa Ninh
                                     thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh
                                     Quảng Bình, con ông Nguyễn
                                     Thịnh, một người nổi tiếng về tài
                                     nặn tượng và bà Phạm Thị Nhân
                                     (7). Ngôi làng của Ngài, nổi tiếng
                                     về việc cung  ứng nhiều vị Linh
                                     Mục và nữ tu, đã từng và hiện vẫn
                                     là một cộng  đoàn  đa phần Công
           Giáo sống bằng nghề nông gần bên bờ của sông Gianh (8).
           Vào đầu thập niên 1950, Ngài thụ phong Linh Mục tại Đại
           Chủng Viện Huế và khoảng 1953 Ngài trở thành Phó Xứ Tam
           Tòa ở Quảng Bình nơi mà Ngài đã biểu tỏ tài năng về ngành
           hội họa và thi ca Kinh Thánh. Có lẽ nhờ vậy, vào năm 1954,
           Giám Mục địa phận Vinh đã cử Ngài sang Hoa Kỳ du học (9).
           Ngài đã ghi danh theo học tại trường Đại Học San Francisco
           như là một sinh viên ngành Sử học (trong tư thế là Linh Mục
           Francis Nguyễn Phương). Ngài đã nhận được cấp bằng Cử
           Nhân (BA) về Sử học vào tháng 6 năm 1955 và bằng Cao Học
           (MA) Sử học vào tháng 6 năm 1956 (10).
               Để hoàn tất học vị đó, Ngài đã viết xong tiểu luận Cao
           Học với đề tài “Hoa Kỳ và Đông Dương trong cuộc khủng
           hoảng  Đông Dương lần thứ nhất” (The United States and
           Indochina in the First Indochinese Crisis). Ngài dùng từ “First
           Indochinese Crisis” để đề cập đến cuộc chiếm đóng của Nhật
           tại Đông Dương vào năm 1940 (11). Do bởi Ngài đang viết
           luận văn để trình cho một ủy ban buổi đầu gồm toàn các Sử
           gia người Mỹ nên Ngài đã phải bao gồm những gì vốn là cốt
           lõi trong sách giáo khoa về Sử học Việt Nam từ thời khai sinh
           cho đến năm 1940 (12). Phần giới thiệu sơ lược này, vốn bao
           gồm cả 2000 năm của lịch sử chỉ trong vòng 26 trang giấy,
           nhằm nhắc lại thời kỳ chống chế độ thuộc địa của người dân


           130 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136