Page 136 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 136

cựu quá khích (anti-progressive), rất phổ biến tại Hoa Kỳ vào
          thời hậu chiến (postwar) mà chính Ngài cũng đã tiếp nhận
          nền học thuật sử học xuất phát từ nơi đây (30).
               Đề cương quan trọng sau cùng liên quan đến sự nghiệp
          của sử gia Nguyễn Phương trước năm 1975 là tập trung nghiên
          cứu về triều đại Tây Sơn. Trong cuốn “Việt Nam thời bành
          trướng: Tây Sơn”, Ngài cho rằng anh em nhà Tây Sơn phải
          chịu trách nhiệm việc đẩy đưa đất nước vào tình trạng hỗn
          loạn mà từ đó họ đã vươn lên, đã thay đổi, rồi thống nhất lại
          dưới thời vua Gia Long (1802–1820). Sử gia Nguyễn Phương
          không phải là không có thiện cảm với những mục tiêu của nhà
          Tây Sơn; Ngài không ngần ngại đặt tên cho Hoàng Đế Quang
          Trung (1788–1792) là “anh hùng phiêu lưu” (adventurious
          hero) và Ngài lên án thời kỳ nhiếp chính của Trương Phúc
          Loan (1756–1776) vì đã tạo cớ cho cuộc nổi loạn với chính sách
          thuế khóa thiếu công bằng (31). Tuy nhiên, điểm quan trọng
          mà Ngài muốn nhấn mạnh là binh đội nhà Nguyễn, với sự hỗ
          trợ của người Âu đã thực hiện cuộc Bắc tiến và thống nhất đất
          nước vào năm 1802. Tôi [GS Wilcox] đã viết đâu đó một bài
          khá dài về một cuộc tranh luận dai dẳng giữa sử gia Nguyễn
          Phương và sử gia Văn Tân của Hà Nội về việc liệu hoàng đế
          Quang Trung đã thống nhất đất nước vào năm 1789 hay Gia
          Long đã làm việc đó vào năm 1802, một cuộc tranh luận đã
          bùng nổ xuyên suốt thập niên 1960 trong các tạp chí Sử học
          giữa cả hai miền Nam Bắc (32). Điểm quan yếu của việc tranh
          luận này là ngay lập tức trở thành cuộc bút chiến về hiện thực
          lịch sử bởi cảm nhận của các tác giả ở hai phía về cùng một
          câu hỏi, và đặc biệt về nội dung của đề tài mang tính áp đặt ẩn
          dụ cao độ cho thấy nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (phe
          Cộng Sản) tự cho họ như là những kẻ thừa hưởng gia sản của
          dòng họ Tây Sơn vậy. Nói rằng vua Gia Long thống nhất sơn
          hà năm 1802 thì cũng như dự đoán rằng theo một cách tế nhị
          nào đó, Việt Nam Cộng Hòa (phe Quốc Gia) sẽ thắng cuộc
          chiến tranh này, và cuối cùng rồi cũng thống nhất được giang
          sơn.
               Vào ngày 13 tháng 5, 1975 không đầy hai tuần sau khi Sài
          Gòn sụp đổ và kết thúc trong thực tế đối với cuộc chiến tranh
          Đông Dương lần thứ hai, sử gia Nguyễn Phương đã rời khỏi


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 135
   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141