Page 132 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 132

Việt Nam trong quá khứ căn cứ trên chủ đề kháng chiến chống
          xâm lăng và bước đầu sử dụng các tài liệu đúng tiêu chuẩn sử
          học có sẵn đương thời như các sách của Trần Trọng Kim, Lê
          Thành Khôi, André Masson và Jean Chesnaux. Phần giới thiệu
          này đáng chú ý vì thái độ nghiêm khắc phê phán về chính
          sách bóc lột của người Pháp (xin lưu ý đến vị thế của Sử gia
          Nguyễn Phương trong tư cách là một Linh Mục Công Giáo)
          và cũng nhằm nêu vấn đề rằng các vị thừa sai người Pháp
          đang khi phục vụ cho vua Gia Long vào đầu thế kỷ thứ 19 “đã
          đảm nhiệm một công tác hai mặt: một mặt là bành trướng đạo
          Thiên Chúa và mặt khác là tuyên truyền cho Pháp Quốc” (13).
               Phần chính yếu của luận văn này có lẽ cũng không có gì
          đáng ngạc nhiên, là vừa hỗ trợ cho chính sách của Hoa Kỳ ở
          Đông Dương vào những năm của thập niên 1940 và 1950 mà
          cũng vừa xác quyết vững chắc về chương trình chính trị của cụ
          Ngô Đình Diệm. Sử gia Nguyễn Phương kể lại những nỗ lực
          ngoại giao của Hoa Kỳ nhằm phá hỏng những cố gắng chiếm
          đóng Đông Dương của Nhật Bản và cũng để làm nhụt bớt ảnh
          hưởng của sự chiếm đóng sau khi sự việc đã xảy ra. Ngài lập
          luận rằng, những nổ lực này đã giúp chuẩn bị cho Hoa Kỳ lâm
          chiến với Nhật Bản. Như vậy, ngay cả dù cuộc tấn công Trân
          Châu cảng đã xảy ra bất ngờ, thì Hoa Kỳ cùng với Anh Quốc
          “đã thực sự sẵn sàng trong tư thế thắng cuộc chiến này trước
          Nhật Bản” (14). Hơn thế nữa Sử gia Nguyễn Phương đã mở
          rộng tầm độ ủng hộ cho sách lược của Hoa Kỳ sau năm 1940
          bằng cách tiên báo rằng, sự từ chối ủng hộ của Hoa Kỳ cho
          nỗ lực của phe De Gaulle nhằm tái tục chế độ thuộc địa ở VN
          là cách giúp đỡ gián tiếp cho nền độc lập của người Việt vào
          năm 1945; Ngài cũng cho rằng viện trợ của Hoa Kỳ cho người
          Pháp vào năm 1950, ngoài nhu cầu tối yếu nhằm tránh được
          cuộc chiếm đóng đất nước của phe Cộng Sản thì viện trợ này
          chỉ được thực hiện và cũng chỉ thực hiện được với điều kiện là
          nước Pháp phải trao trả độc lập thực sự cho các quốc gia Đông
          Dương; và sau cùng Ngài cũng gợi ý rằng áp lực của Hoa Kỳ
          lên người Pháp đã buộc họ “trao quyền lại cho một người có
          tinh thần quốc gia thực sự và không Cộng Sản: đó là cụ Ngô
          Đình Diệm” (15).
               Vừa về nước vào khoảng cuối 1956, Giáo Sư Nguyễn


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 131
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137