Page 133 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 133
Phương đã đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Trường Trung Học
Sao Mai ở Đà Nẵng. Ở đó, Ngài tiếp tục hoàn thiện những ý
tưởng chính trị và những luận cứ về nền lịch sử hiện đại của
Việt Nam mà Ngài đã từng triển khai khi còn là sinh viên
Trường Đại Học San Francisco. Năm 1957, Ngài đã xuất bản
không dưới ba đầu sách: “Liên lạc giữa Mỹ và Việt Nam”
(Vietnamese – American contact), “Sự quan trọng của Đông
Dương trước mặt quốc tế” (The Importance of Indochina in the
world), và cuốn “Ánh sáng dân chủ” (The light of Democracy)
(16). Trái với cuốn “Liên lạc giữa Mỹ và Việt Nam” và cuốn
“Sự quan trọng của Đông Dương trước mặt quốc tế”, cả hai
đều đã nghiên cứu đến vị thế đương đại của Đông Dương
trong mối bang giao quốc tế (trùm phủ lên một số nền tảng
của luận văn cao học của Ngài), thì cuốn “Ánh sáng dân chủ”
đã tích lũy thành một học thuyết chính trị nhằm xây dựng một
nền Cộng Hòa mới mẻ, xuyên qua việc phủ nhận luận điểm cơ
bản của học thuyết Mác-xít và việc củng cố nền dân chủ tư sản
(bourgeois democracy). Trong tác phẩm này, Ngài tìm cách
giải thích một cách dễ hiểu sự điều chỉnh ý thức hệ cho nền
Cộng Hòa và cho thế đứng của cụ Ngô Đình Diệm trong chính
thể chế này. Ngài lập luận rằng trong nền dân chủ thực sự,
sự tồn tại của quyền tự do ngôn luận và của các cuộc bầu cử
đa đảng (multiparty elections) đảm bảo rằng người dân sẽ là
chủ-nhân-ông của đất nước họ, trong khi theo chủ nghĩa Mác,
dù với ngôn từ dân chủ sáo rỗng, thì chủ nhân thực sự chính
là Đảng Cộng Sản (17). Khi mô tả một đảng dân chủ thực sự,
Ngài đã hỗ trợ cho một tổng thống chế mạnh, dựa trên “nhu
cầu của quần chúng cần có một vị chỉ huy mạnh mẽ” (18).
Quan điểm này tỏ ra nhất quán vừa với cấu trúc thực tế của
Việt Nam Cộng Hòa và vừa với quan điểm của các tác giả cấp
tiến được liệt kê trong phần sách tham khảo của Ngài (19).
Trong phần kết có tên “Nền dân chủ của Tổng Thống
Ngô Đình Diệm” ở cuối cuốn sách, Ngài đã biện minh cho vị
Tổng Thống của nền Cộng Hòa này. Ngài cho rằng cụ Diệm
đã đưa miền Nam tiến lên dân chủ và đã xoay hướng sự chỉ
trích Tổng Thống bằng cách chỉ cho thấy sự khoan dung của
Tổng Thống Diệm đối với những sự chí trích như thế, có thể
được coi là bằng chứng của tiến trình dân chủ đang được thực
132 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai