Page 137 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 137
Việt Nam. Ngài ra đi trên một chiếc thuyền đánh cá ở Vũng
Tàu đến tị nạn trên đảo Saint John, cách phía Nam Singapore
khoảng chừng sáu cây số. Từ đó, Ngài tìm cách đến Hoa Kỳ,
cuối cùng định cư thường xuyên tại Carthage, Missouri. Dù
không còn đảm nhận chức vụ chính thức nào trong các trường
Đại Học, Ngài vẫn tiếp tục công trình nghiên cứu bằng hai
ấn phẩm sau cùng đều viết bằng tiếng Anh. Cuốn đầu “The
Ancient History of Vietnam: A new study”, được viết với sự
trợ giúp của cơ quan Ford Foundation, mặc dù trong thực tế
thì Ford Foundation đã không xuất bản cuốn sách này. Có
bằng chứng cho thấy là ngân quỹ của Ford Foundation đã
giúp đỡ cho công trình nghiên cứu của Sử gia Nguyễn Phương
tại thư viện Olin của Đại Học Cornell ở Ithaca, New York nơi
mà Ngài đã lưu lại trong những năm 1975–1976 (33).
Cuốn “The Ancient History of Vietnam: A new study”
tìm cách đánh sập hai quan điểm về nền cổ sử Việt Nam, một
do “trường phái của các sử gia Trung Hoa thời xưa”, theo đó
sử gia Nguyễn Phương muốn nói đến các nhà viết Sử Việt
theo lối biên niên, đặc biệt là sử gia Ngô Sĩ Liên thuộc thế
kỷ thứ 15 mà trước tác của ông về sau được các nhà chép Sử
dưới thời Việt Nam Cộng Hòa mô phỏng lại; một quan điểm
khác nữa thì do “trường phái Xã Hội Chủ Nghĩa” chủ xướng
mà sử gia Nguyễn Phương gọi họ là sử gia của Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa. Trong cả hai trường hợp, việc nghiên cứu cổ
sử Việt Nam nhằm kích động lòng tự ái dân tộc về một nước
Việt Nam tồn tại lâu dài mục đích là để xóa tan trong đầu
óc mọi người về nỗi nhục đã từng lệ thuộc Trung Hoa trong
quá khứ (34). Sử gia Nguyễn Phương cho rằng đây là một sự
xuyên tạc của lịch sử. Một ghi nhận chung nhất cần nói ra ở
đây là những ai hỗ trợ cho trường phái này hay trường phái
khác đều ít có khả năng đọc được các sử liệu đầu tay bằng chữ
Hán và lập đi lập lại điều sai lầm tiên khởi nặng tính dân tộc
trong các nguồn tư liệu Việt Nam (35). Cho nên, họ bỏ qua
những yếu tố rất quan trọng về lịch sử Việt Nam thời khai
sinh, chẳng hạn việc các “lưu dân” người Việt gốc Hoa (sino-
vietnamese “colons”) có gốc gác từ gia đình Trung Hoa, chính
là những kẻ có trách nhiệm đã tạo nên một giai tầng lãnh đạo
từ đó một nước Việt Nam độc lập đã ra đời (36).
136 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai