Page 139 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 139

cuộc chiến tranh trên lãnh thổ của mình mà không có sự chế
           tài. Họ đã sắp đặt một cuộc diễn hành gồm các lãnh tụ tuần tự
           thích hợp cho các mục tiêu chiến tranh của người Mỹ, kể luôn
           cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1923–2001) “Tổng Thống
           Thiệu vốn bản tánh dễ bảo. Cực kỳ tham vọng và tráo trở, ông
           ta chẳng phải là kẻ tận tụy cho một lý tưởng nào hay có tinh
           thần quốc gia dân tộc gì cả. Ông ta là một người tham nhũng
           nhưng điều này đâu làm cho người Mỹ bận tâm khi sự tham
           nhũng vốn trở thành phương tiện khiến cho họ được tự do
           hành động trên một quốc gia khác (41). Về phần mình người
           Mỹ đã sử dụng những phương cách phá hoại không cần thiết
           để làm hoang hóa những vùng rộng lớn của nông thôn miền
           Nam và rồi phá hủy tất cả quyền sống của con người bằng
           cách sắp đặt một cuộc đầu hàng toàn bộ của miền Nam Việt
           Nam cho phe Cộng Sản (42). Bản phân tích của sử gia Nguyễn
           Phương vừa khớp với những tuyên bố trước đây của Ngài mà
           đồng thời cũng vừa khớp với lợi ích khả dĩ đã nhìn thấy được
           sau này. Điều đáng lưu ý là Ngài đã tránh chỉ trích nặng nề về
           các nhân vật đương thời khi còn ở Việt Nam. Trước đây khi
           nghiên cứu lịch sử hiện đại và nền chính trị đương thời Ngài
           cũng ít khi phê phán như khi còn ở Việt Nam, và không bao
           giờ Ngài có ý nghĩ chỉ trích như trong cuốn sách “A parade
           of American Puppets”. Tương tự như vậy trong khi Ngài đã
           nghiên cứu về cổ sử Việt Nam vào năm 1965 thì động cơ thúc
           đẩy Ngài viết lại đề tài này vào năm 1976, theo sự thú nhận
           của riêng Ngài, đã bị thay đổi qua kinh nghiệm vượt thoát
           khỏi Việt Nam.
               Như đã đề cập đến trước đây, bản phân tích sử học của
           Ngài về cơ bản rõ ràng là không có gì thay đổi dù cho Ngài đã
           trải qua kinh nghiệm trốn chạy khỏi Việt Nam hay qua kinh
           nghiệm khi đã định cư tại Hoa Kỳ. Vì Ngài đã được đào tạo
           để trở thành một nhà nghiên cứu sử trẻ tuổi ở Mỹ quốc và nhờ
           Ngài đã làm việc trong môi trường Đại Học của cố đô Huế và
           vì Ngài đã tu nghiệp ở Hồng Kông để nghiên cứu môn lịch sử
           đối chiếu (comparative history), sử gia Nguyễn Phương đúng
           là nhà Sử học có tầm vóc quốc tế, và là một con người đã từng





           138 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144