Page 138 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 138

Không có gì khác biệt về quan  điểm (scope) và chiều
          hướng (tenor) trong lập luận của Ngài qua cuốn “Ancient
          History” (cổ sử VN) sau khi Ngài tới Hoa Kỳ. Quả vậy, Ngài
          đã đi đến kết luận giống nhau về sự xuất hiện của một nước
          Việt Nam thời cổ đại xuất phát từ Trung Hoa trong tác phẩm
          “Việt Nam thời khai sinh” cho dù quan điểm trong tác phẩm
          này phần lớn hoàn tất trong khi Ngài ở Hồng Kông, và các
          nguồn sử liệu được dùng thì rất khác với văn bản tiếng Anh
          sau này (37). Điều khác biệt nằm ở tầm giới hạn của công trình
          nghiên cứu. Trong lời cảm tạ, sử gia Nguyễn Phương cho biết
          là Ngài xúc động khi đồng ý viết lại cuốn “The Acient History
          of Vietnam” cho cơ quan văn hóa Ford Foundation “bởi vì
          trong khi làm vậy, tôi cảm thấy mình vẫn còn một quê hương
          đã từng thực sự có tự do” (38). Lời phát biểu của Ngài còn có
          thể hiểu một cách khác là việc hình thành một nước Việt Nam
          độc lập vào thế kỷ thứ 10 là cách lý giải hợp lý nhất để bù đắp
          cho mối cảm nhận về một Việt Nam đã không còn nữa vào
          năm 1976.
               Mối quan tâm của Ngài về sự sụp đổ của miền Nam Việt
          Nam và lý do thất bại của chế độ Cộng Hòa là đề tài chính
          trong tác phẩm sau cùng của Ngài “Cuộc diễu hành của những
          tên bù nhìn của Mỹ: câu chuyện Việt Nam từ 1954 đến 1975”,
          đã được viết xong vào năm 1978 (39). Cuốn sách này là bản
          cáo trạng nghiêm khắc về chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam.
          Trong đó, Ngài cáo buộc sự sụp đỗ của Sài Gòn là do sự can
          thiệp vụng về của người Mỹ. Điều quan trọng (linchpin) trong
          luận cứ của Ngài nằm ngay trong việc Mỹ đồng lõa trong vụ
          ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong khi Tổng Thống
          Diệm tự cô lập lấy mình và chỉ tin cậy vào một nhóm nhỏ các
          nhà hoạch định chính sách, thì chính cụ “đã coi vận mạng
          của quốc gia quan trọng hơn sinh mạng của chính mình”, và
          “cố gắng tối đa để giữ cho quốc gia được độc lập và thống
          nhất”(40). Dù Tổng Thống Diệm có sai lầm gì đi nữa thì sự
          can dự của Hoa Kỳ trong việc ám sát đã phá hủy chủ quyền
          của Nam Việt Nam vừa trong thực tế, vừa trong cả nhận thức
          (của mọi người) nữa. Hậu quả là một loạt các lãnh tụ đã đồng
          ý làm theo chỉ thị của người Mỹ và đồng ý để họ hướng dẫn



                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 137
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143