Page 135 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 135

năng diễn đạt mang tính nghệ thuật nữa. Cùng với chủ nghĩa
           chống Cộng qua các cuốn sách đã xuất bản trước đây, Sử gia
           Nguyễn Phương gợi ý rằng phương pháp sử Mác-xít không
           thể so sánh được với khách quan tính trọng yếu của ngành
           Sử học mà Ngài đã định nghĩa như là “nói sự thật toàn bộ”
           (saying the entire truth) (25). Vì việc sử gia do “đảng chỉ đạo”
           đã nhào nặn chứng cứ lịch sử theo cách diễn dịch của biện
           chứng duy vật sử quan (dialectical materialism), họ không thể
           nhận ra sự thật như là sự thật. Ngược lại, Ngài cho rằng nói sự
           thật tự nó vẫn chưa đủ là một phương pháp của ngành Sử học.
           Quả vậy, Ngài giải thích rằng “làm một sử gia không phải dễ
           và nghề chép Sử là một nghề khó khăn” (26). Cách khác, nói
           lên sự thật là một điều kiện cần nhưng chưa đủ đối với sự đòi
           hỏi chính xác của lịch sử. Sử gia có trách nhiệm khéo diễn đạt
           lịch sử vốn là những gì thu hút mối quan tâm của đại chúng
           và sẽ nêu lên những vấn đề quan trọng của đương thời. Các
           sử gia vì thế phải lọc lựa những tỉ dụ và phải diễn đạt qua
           ngôn ngữ của mình bằng nghệ thuật và ngay cả bằng thơ ca
           nhưng vẫn đảm bảo rằng những nỗ lực đó không làm khuất
           lấp “sự thật” đã tìm thấy trong các đoạn văn (27).
               Mặc dù có vài điều tinh tế trong sự giải thích, lối phân
           tích của Ngài về vai trò và trách nhiệm của sử gia vẫn tồn tại
           vững chắc xuyên suốt dòng chính của các quan điểm Sử học
           trong cả hai thập niên của 1950 và 1960. Sự nhấn mạnh của
           Ngài về nhu cầu đối với các sử gia vừa được nhắc lại đó phản
           chiếu sự ảnh hưởng lâu dài của phái chủ trương “tiến bộ”
           (progressivism) và phái chủ trương “tương đối” (relativism)
           của thời kỳ thập niên 1930 trong nghề chép Sử tại Hoa Kỳ, và
           sự nhấn mạnh này của Ngài tỏ ra nhất quán khi ngài trích dẫn
           tác phẩm của sử gia Carl Becker (28). Khuynh hướng này có
           thể tìm thấy qua sự tận tụy của Ngài dành cho ngành lịch sử
           tường thuật (narrative history) và cũng dễ thấy qua nhận xét
           của Ngài khi cho rằng sử gia giỏi trước hết phải nghiên cứu
           và nắm vững cấu trúc của một cuốn tiểu thuyết thì mới hoàn
           thành được những sử phẩm có giá trị (29). Tuy nhiên, việc
           Ngài cho rằng môn sử học Mác-xít không thể nói lên toàn bộ
           sự thật (whole truth) đã đẩy ngài vào phe chủ trương phục hồi
           lại bài học về yếu tính khách quan của lịch sử thuộc nhóm thủ


           134 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140