Page 134 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 134
hiện. Thật vậy, trái với trình trạng nô lệ và đói nghèo của miền
Bắc, một tình trạng mà phải chịu đựng dưới chế độ độc tài của
Hồ Chí Minh. Nền dân chủ của miền Nam cho phép những
ai sống trên miền đất này trở nên thành viên quốc tế của một
cộng đồng dân chủ trên toàn thế giới, đặc biệt là với Hoa Kỳ
mà nền Cộng Hòa Việt Nam có mối liên hệ, chính nền dân chủ
đó sẽ mang tới những quyền lợi về kinh tế cũng như chính
trị về cho đất nước(20). Cho dù Sử gia Nguyễn Phương biết
rõ nhiều về những sai phạm phản dân chủ đôi khi xảy ra của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ngài giải thích rằng việc xây
dựng một xã hội dân chủ là một tiến trình chậm chạp phải mất
hằng thế kỷ mới hoàn thành, như trường hợp nước Pháp và
nước Anh chẳng hạn (21). Điều đáng lưu ý trong những luận
cứ này là tầm mức ảnh hưởng của nó tới đâu khi đối chiếu
với thái độ của những người Mỹ theo truyền thống của thập
niên 1950 về suy nghĩ của họ liên quan đến đề tài này (điều
này vượt qua tính uyên bác của Ngài trong nhiều chủ đề từ
học thuyết chính trị tới lịch sử hay tới kinh tế). Trong số hơn
100 nguồn tài liệu tham khảo, Ngài chỉ quy chiếu đến ba cuốn
sách không được xuất bản tại Hoa Kỳ (22). Vào cuối năm 1957,
Ngài đã cùng với nhiều học giả ưu tú có bằng cấp nước ngoài,
để về đây giảng dạy, theo lời kêu gọi của LM Cao Văn Luận
(1908–1986), một triết gia có tiếng tăm và là Viện Trưởng Đại
Học Huế. Trong khi đảm nhiệm chức vụ Giáo Sư, Ngài tiếp
tục cho xuất bản nhiều đầu sách dựa trên những bài giảng của
Ngài về lịch sử Việt Nam và thế giới (23). Tuy thế nỗ lực của
Ngài qua suốt thập niên 1960 tập trung trên hai dự án chính:
ấn hành sách giáo khoa Sử - Địa đáng tin cậy và cho xuất bản
cuốn sách tầm cỡ về triều đại nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt
Nam (1773–1802). Cao điểm là sự phát hành cuốn “Phương
pháp Sử học” (Historical Methodology) năm 1964 và cuốn
“Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn” năm 1968 (24). Đồng
thời Ngài cũng là một cộng tác viên đắc lực cho các tạp chí Sử
học, và các bài viết của Ngài thường bao gồm các đề tài không
nằm trong các sách đã ấn hành mới đây.
Luận cứ quan trọng của “Phương pháp Sử học”, là các sử
gia phải vừa nói lên toàn bộ sự thật (“tell the whole truth”)
và vừa phải trình bày sự thật với một phần đóng góp của khả
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 133