Page 33 - nguyen cat thinh - v3a_Neat
P. 33
Belciu đang phụ giúp các nhà thờ tu sửa những bức tranh cẩn trên
kính. Công việc nhàn hạ, thu nhập thấp, không đủ trang trải các nhu
cầu tối thiểu nhưng tự ái không xin xã hội trợ giúp. Ông thông cảm nên
phải đi làm kiếm tiền, bảo bọc cho cả hai có điều kiện dung giăng tiếu
ngạo giang hồ.
Cho đến một ngày..., Belciu vui mừng báo tin người tình trăm năm ở
trại tị nạn Austria đã được đi định cư. Người bạn tri kỷ và là người thầy
thông thái ấy vội vàng từ giã Ông, để lại trong Ông bao nhiêu điều
dang dở.
Tuy nhiên Belciu đã kịp viết một lá thư giới thiệu Ông với bà giáo sư Mỹ
Thuật của hệ thống đại học Suny NY tại thành phố Buffalo lân cận.
Trở lại với môi trường học tập, lão sinh viên thỏa chí. Say mê màu sắc,
sống bụi với một nhóm nghệ sĩ đủ mọi quốc tịch. Tất cả thuê chung
một studio để vẽ và vẽ.
Bao nhiêu tháng đã trôi qua. Rồi đến một lúc, không gian đối với Ông
trở thành vấn đề, giữa "nhà tôi" và nhà trường. Nghệ thuật đã níu kéo
Ông quá lâu trong khung trời đại học. Và còn nữa, hình như có tiếng
nói vô hình bảo Ông rằng những mơ ước của Ông sẽ không hiện thực.
Ông muốn bỏ học.
Buổi lên lớp cuối cùng, Ông tranh cãi với bà giáo sư về một chuyện
không đáng. Ông giận mình vì ngôn ngữ giới hạn, không đủ để trút sự
bực tức.
Người đồng nghiệp già nơi Ông kiếm cơm, họ Liu, gốc Trung Hoa, lo
ngại Ông sẽ bỏ job sau khi bỏ trường và gây trở ngại cho việc kinh
doanh.
Để giữ chân, lão Liu bèn đưa Ông đến thăm một đồng hương nổi tiếng
trong giới hội họa.
Chính họa sĩ này đã gây cho Ông thật nhiều ấn tượng và bẻ ngoặt con
đường hoa mộng của Ông.
Xem tranh họa sĩ một giờ bằng mắt trần thì phải bỏ một ngày thưởng
ngoạn bằng mắt mù (?). Lão Liu nói với Ông như thế. Tranh đẹp không
phải vì nét vẽ đẹp mà tranh đẹp vì thấp thoáng hồn tranh đẹp.
32