Page 34 - nguyen cat thinh - v3a_Neat
P. 34
Biết Ông có thiện chí nhưng chưa thấu đáo ngôn ngữ của hội họa, họa
sĩ nói, hãy giữ tâm thật tĩnh. Chỉ nên cầm cọ pha mầu khi không còn bị
chia trí bởi nội tâm và ngoại cảnh.
Không câu nệ với những định luật học trong trường tỉ như luật phối
cảnh hay luật vẽ bóng.. vv... Cái đẹp nằm trong sự buông thả, không bị
gò bó trói buộc qua kỹ năng của loại hội họa trang trí. Một kỹ năng
khác hơn thế phải được sử dụng để diễn tả sự sáng tạo của họa sĩ.
Làm thế nào để đưa cảm quan thẩm mỹ của người thưởng lãm và họa
sĩ gần nhau? Đó chính là nghệ thuật.
Giữa cơn giông bão thấy một cánh chim cô đơn kêu thảm thiết hay
qua màn sương mờ đục của kính xe thấy một kẻ vô gia cư lết chân
dưới trời mưa tuyết. Ngửi mùi hương lá trong công viên, nghe tiếng
thác nước mơ hồ trong hoàng hôn hay tiếng hót của chim sơn ca
trong vườn buổi bình minh. Đấy là thơ và là họa. Thơ và họa phải gắn
bó. Thi sĩ là họa sĩ và họa sĩ cũng là thi sĩ.
Họa sĩ hỏi Ông, thích thơ không? Ông hỏi tại sao? Họa sĩ nói đối với
quan niệm cá nhân, thơ và họa liên quan mật thiết. Họa chỉ là phần nổi
của thơ. Thơ là hồn của họa. Thơ phải quyện với họa như TÂM phải ở
trong THÂN. Tâm thất lạc thì thân chỉ là xác sinh học. Diễn tả ý thơ
bằng họa là cách vẽ chân chính mà họa sĩ tâm đắc.
Dĩ nhiên tất cả đối thoại không bằng tiếng Việt nhưng hình như Ông và
họa sĩ vẫn hiểu được nhau, không cần nhiều lời diễn giảng chính xác.
Ông nghiền ngẫm lời họa sĩ nhưng chưa tìm được lời giải đáp thỏa
đáng cho chính mình.
Nghi vấn về kiến thức nông cạn cùng với mặc cảm nghèo nàn năng
khiếu khiến cho khung vải từ đó không còn lung linh mầu sắc nữa.
Ông mang nỗi đau khổ không sử dụng được mầu sắc nhờ họa sĩ hoá
giải.
Họa sĩ dẫn Ông ra đứng trên ban công nhìn xuống công viên nhỏ bên
bờ sông.
33