Page 32 - nguyen cat thinh - v3a_Neat
P. 32

Đến với hội họa



               (Hồi Ký Của Một Người Tên Ông)

               23/03/2014





               Mùa hè năm đó. Con gái Ông đang du học xa nhà. "Hành trình trăm

               năm" của Bà và Ông còn cả vạn dặm. Bà khuyên Ông dừng chân một
               thời gian cho đường đi thêm dài, cho cuộc sống chậm lại.

               Để bà ở lại Wallaceburg, Ông làm một chuyến độc hành đến một nơi

               không định đến.

               Thị trấn bên đàng Fort Erie với những căn nhà cổ kính loang lổ, nhạt
               mầu, vắt ngang con sông thơ mộng chảy vào Niagara Falls. Bên này

               là xứ lá phong, bên kia là xứ cờ hoa, cách nhau cây cầu biên giới.

               Nơi đây Ông gặp một tay lãng tử như duyên tiền định. Một người

               không giống như mọi người. Rách rưới nhưng sạch sẽ, tóc tai râu ria bù
               xù nhưng khuôn mặt hiền lành, dễ lấy cảm tình người đối diện.

               Sau vài ba câu chuyện vô thưởng vô phạt, anh bạn mới, tên Belciu, nói

               liên miên về hội họa của xứ mình, xứ Romania thân yêu. Như được gãi
               ngứa, đúng với sở thích tiềm ẩn từ thuở nhỏ, Ông nghe chăm chú tựa
               học trò tiểu học. Họ thân với nhau dễ dàng và rủ về share phòng

               khách sạn.

               Mưa lâu ướt đất. Ngày ngày người bạn thuyết giảng đủ chuyện về hội
               họa, đã làm sống lại trong Ông niềm đam mê tưởng rằng đã chết. Ông

               bắt đầu xây ước mơ họa sĩ từ đó.

               Belciu có cách kể chuyện duyên dáng. Kể về hội họa khởi đầu từ thời
               cổ đại qua thời phục hưng rồi đến cận đại. Từ hình vẽ ngựa trong hang

               động Lascaux xưa hàng chục ngàn năm, các kiệt tác Bysantine...qua
               các danh họa của các trường phái tượng trưng, ấn tượng...đến các

               sáng tác độc đáo của các trường phái lập thể, dada, siêu hiện thực...

               Belciu quả thực thông thái. Được biết anh ta là một tiến sĩ văn chương,
               và cũng gốc tị nạn như Ông.

                                                             31
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37