Page 23 - 3. Ke hoach
P. 23
giao nhiệm vụ, theo dõi và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
* Phương pháp trò chơi học tập: được sử dụng trong giờ để kiểm tra kiến
thức bài cũ và hệ thống lại kiến thức bài học và nhằm tạo không khí học tập tích
cực, sôi nổi;
* Trong quá trình giảng dạy, giảng viên tích cực sử dụng các phương tiện,
thiết bị kỹ thuật như máy chiếu đa năng, bảng tương tác, máy tính xách tay,
website học tập, các ứng dụng hỗ trợ giảng dạy và học tập trên mạng internet,
các giáo cụ trực quan như tranh, ảnh, clip, các kỹ thuật giảng dạy (bể cá; tia
chớp; K-W-L; công não; 3 lần 3; điền khuyết…) để làm sinh động bài giảng.
+ Đối với phần xêmina, thảo luận, giảng viên sử dụng các phương pháp
chủ yếu:
* Phương pháp làm việc nhóm:
Với mỗi vấn đề, tình huống xêmina, giảng viên sử dụng phương pháp làm
việc nhóm khác nhau, chủ yếu là các kỹ thuật như: kỹ thuật bể cá, đóng vai...
Với câu hỏi thảo luận, xemina, việc thảo luận nhóm được giảng viên chia
lớp thành 3 nhóm với quy mỗi nhóm 7 đến 8 học viên. Giảng viên giao câu hỏi
học viên chuẩn bị trước và nêu rõ nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt được và yêu cầu
một nhóm bất kỳ tiến hành thuyết trình. Hai nhóm quan sát sẽ tiến hành nhận
xét, đánh giá, bổ sung.
Với trường hợp giải quyết tình huống, giảng viên sẽ chia lớp thành ba
nhóm, một nhóm đóng vai giữ vai trò trung tâm, 2 nhóm quan sát tham gia nhận
xét, phản biện, bổ sung ý kiến với nhóm trung tâm sau phần đóng vai. Mỗi nhóm
có 7 đến 8 học viên. Sau phần đóng vai, 2 nhóm quan sát giữ vai trò như là một
nhóm tranh luận, thậm trí 2 nhóm này có thể tranh luận với nhau về một số vấn
đề không thống nhất quan điểm.
Nội dung nhận xét gồm hai phần: Một là, nhận xét hình thức tổ chức thảo
luận của nhóm trung tâm; Hai là, phản biện, bổ sung, đặt câu hỏi cho nhóm
trung tâm và tiến hành tranh luận.
Giảng viên nêu từng vấn đề cần giải quyết để các nhóm học viên tranh luận
từng vấn đề một. Quá trình thao luận, giảng viên có thể nêu gợi mở vấn đề cho
20