Page 24 - 3. Ke hoach
P. 24
các nhóm tranh luận phát hiện vấn đề và cùng nhau tranh luận tìm ra hướng giải
quyết. Khi tranh luận giữa các nhóm trầm lắng thì giảng viên chốt vấn đề và
chuyển sang vấn đề cần giải quyết tiếp theo cho đến hết.
Việc đóng vai được tổ chức dưới mô hình họp án (có thể là giai đoạn điều tra
trinh sát hoặc giai đoạn điều tra hình sự), họp liên ngành.
* Phương pháp tình huống: Phương pháp này được giảng viên thường
xuyên sử dụng trong giờ xêmina, thảo luận. Giảng viên xây dựng tình huống bài
tập từ vụ án có thật trên thực tế và giao nhiệm vụ cho các nhóm tranh luận giải
quyết tình huống; sử dụng tình huống dưới hình thức sơ đồ hóa, clip, hình ảnh.
Học viên sẽ vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống,
giúp học viên tăng cường khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển kỹ
năng phán đoán tình hình, tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ, nâng cao
lòng tin về khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong tương lai, đánh giá
được mức độ hiểu biết của mình
* Phương pháp thuyết trình: Phương pháp này giảng viên tổ chức cho học
viên thuyết trình về vấn đề đã được giảng viên giao cho nghiên cứu trước, trong
đó thể hiện sự hiểu biết, quan điểm của nhóm về những gợi ý của giảng viên.
Các nhóm khác nghe và phản biện những nội dung chưa thống nhất.
- Phương pháp học tập của học viên
+ Học viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, bút ký trước các nội dung bài giảng
theo theo đề cương hướng dẫn của giảng viên từ giáo trình và tài liệu tham khảo
trước khi nghe giảng trên lớp; tập trung nghe giảng, lĩnh hội, ghi chép các kiến
thức và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên; liên hệ nội dung bài
giảng với thực tiễn.
+ Chuẩn bị cho bài tập, xêmina và chủ động tham gia phát biểu trên lớp
theo yêu cầu của giảng viên, đặt câu hỏi mở rộng kiến thức, tranh luận, nhận xét,
đánh giá; hình thành các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp
qua nghe giảng và thực hiện buổi xêmina.
+ Chuẩn bị tốt việc tổ chức thảo luận nhóm đóng vai theo yêu cầu của
giảng viên.
21