Page 149 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 149

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ DIỄN TIẾN TRONG 3 THÁNG CỦA BỆNH NHI XUẤT

                     HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH MỚI CHẨN ĐOÁN  TẠI BVNĐ2 TỪ
                                                 THÁNG 6/2020 ĐẾN 5/2021


                                                                      Trần Ngọc Huy Hoàng , Bùi Quang Vinh
                                                                                                               2
                                                                                             1
                        TÓM TẮT
                        Mở đầu: Hiện nay, điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (XHGTCMD) mới chẩn

                  đoán đã có nhiều cập nhật và đồng thuận dựa trên việc hiểu rõ hơn cơ chế bệnh sinh. Việc phân

                  mức độ xuất huyết thời điểm chẩn đoán giúp định hướng chọn lựa phương pháp điều trị phù
                  hợp giữa điều trị không dùng thuốc và can thiệp thuốc. Corticoid và Immunoglobulin truyền

                  tĩnh mạch (IVIG) là các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị XHGTCMD, đánh giá

                  hiệu quả sau điều trị trong 3 tháng đầu là một vấn đề cần được hiểu rõ hơn nữa.
                        Mục tiêu: Xác định đặc điểm điều trị XHGTCMD mới chẩn đoán ở trẻ em tại khoa Huyết

                  học-Ung bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (BVNĐ2) từ tháng 6/2020 đến 5/2021.

                        Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Theo dõi 100 ca bệnh nhi nhập Khoa Huyết
                  học  -  Ung  bướu  tại  BVNĐ2 được  chẩn  đoán  mới  mắc  XHGTCMD  từ  01/6/2020  đến  hết

                  30/5/2021 thỏa tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại ra.

                        Kết quả: 100 bệnh nhi (61 nam và 39 nữ) với tuổi có trung vị là 6,32 tháng (IQR: 2,1-

                  37,6), trong đó có 75% xuất huyết nhẹ. 16% trung bình và 9% nặng; có 4% trẻ điều trị không
                  thuốc, 76% trẻ điều trị với prednison đường uống, 32% trẻ có dùng Methylprednisolon đường

                  tĩnh mạch và 20% trẻ điều trị với IVIG. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn ở tuần thứ 1 của nhóm điều trị

                  với Prednison uống là 56,6%, Methylprednisolon tĩnh mạch là 59,4% và với IVIG là 55%. Tỉ
                  lệ tái nhập viện trong 3 tháng đầu ở nhóm Prednison uống là 10,5%, Methylprednisolon tĩnh

                  mạch là 21,8% và với IVIG là 10%. SLTC thời điểm xuất viện ở ca 3 nhóm đều ở mức an toàn.

                        Kết luận: Không có sự khác biệt về SLTC tại thời điểm xuất viện trong việc điều trị khởi

                  đầu IVIG so với các thuốc khác (Methylprednison và/hoặc prednison). Tỷ lệ tái nhập viện là
                  tương đương giữa các thuốc điều trị khởi đầu. Có 12% cần tái nhập viện trong 3 tháng đầu,

                  trong đó 41,2% là trong tháng đầu tiên.

                        Từ khóa: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, Corticoid, Methylprednisolon, IVIG


                                                                                                            149
   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154