Page 166 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 166
vùng sinh dục thỉnh thoảng có xuất hiện thoáng qua nhưng BN không quá bận tâm, vẫn có
thế làm các việc khác. PHQ-9 của BN lúc này còn 2 điểm.
3. Bàn luận
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng akathisia thường xuyên bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn với
tình trạng than phiền về các triệu chứng cơ thể, điều thường gặp ở nhóm đối tượng bệnh
nhân có lo âu mức độ nhiều. Bên cạnh đó, nhóm triệu chứng sinh dục cũng có tần suất hiếm
gặp trên lâm sàng, chủ yếu chỉ được mô tả qua một vài báo cáo ca lâm sàng [9]. Chính vì
những điều này, bệnh nhân mắc akathisia thường đến khám nhiều chuyên khoa khác nhau
trước khi được chuyển gửi hoặc phát hiện ra bởi các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Mặc dù
bệnh nhân trong báo cáo này đã được can thiệp trong phạm vi phù hợp bởi bác sĩ Sản – Phụ
khoa, những triệu chứng vẫn tiếp tục diễn tiến và có xu hướng bất tương hợp với những lý
giải có thể có về mặt giải phẫu, sinh lý và bệnh học y khoa. Tiền căn tâm thần và lịch sử sử
dụng các thuốc hướng thần cũng là điều ảnh hưởng nhiều đến cách xử trí tiếp theo, những
than phiền quá mức và không phù hợp với thực tế cũng có thể gặp trong triệu chứng hoang
tưởng về cơ thể - người bệnh tin chắc rằng những triệu chứng là hoàn toàn có thật dù tất cả
những chứng cứ khách quan khác không ủng hộ cho niềm tin này. Việc sử dụng hoặc gia
tăng liều thuốc chống loạn thần để điều trị hoang tưởng là can thiệp phù hợp nhưng lại là
một yếu tố gây ra gia tăng mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng của hội chứng
akathisia. Ở trường hợp này, không những việc sử dụng thuốc chống loạn thần không giúp
làm giảm triệu chứng (nghĩ là do hoang tưởng), mà còn làm trầm trọng hơn những bứt rứt,
không thể ở yên được của bệnh nhân. Cuối cùng, khi thử ngưng các thuốc chống loạn thần
và sử dụng những thuốc hỗ trợ điều trị akathisia thì tình trạng triệu chứng được cải thiện,
điều này có thể hỗ trợ chẩn đoán hội chứng akathisia ở BN.
Nguyên nhân nhiều nhất góp phần gây ra hoặc làm nặng thêm hội chứng akathisia ở
trường hợp này có thể là nhóm các thuốc chống loạn thần (Olanzapine, Risperidone,
Haloperidol). Mặt khác, dù với tỷ lệ ít hơn, nhưng nhóm các thuốc chống trầm cảm nhóm
SSRIs như Fluoxetine, Paroxetine và Sertraline cũng có thể gây ra hoặc làm nặng hơn các
triệu chứng bồn chồn không yên trong hội chứng akathisia, đặc biệt là trên những bệnh
166