Page 164 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 164

Do đó, các triệu chứng này thường bị chẩn đoán nhầm là lo âu dai dẳng và/hoặc bứt rứt,

            kích động, và việc tăng liều thuốc theo hướng điều trị các triệu chứng loạn thần và lo âu
            không những không có hiệu quả mà còn làm trầm trọng thêm akathisia gây ra bởi thuốc

            chống loạn thần [20],[31] hoặc thuốc chống trầm cảm (ví dụ các thuốc tái hấp thu chọn lọc

            serotonin SSRIs) [14].

                  Akathisia gây tác động tiêu cực đến hiệu quả điều trị, chức năng, gánh nặng của người

            chăm sóc và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [7],[27],[29]. Độ nặng của akathisia còn

            liên quan đến sự gia tăng ý tưởng tự sát, nguy cơ xuất hiện hành vi gây hấn và bạo lực
            [8],[15],[16],[26],[32].

                  2. Mô tả ca

                  Bệnh nhân (BN) nữ, 63 tuổi, đến thăm khám tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vì cảm

            giác khó chịu ở cơ quan sinh dục. BN mô tả cảm thấy phía trong âm đạo liên tục co bóp

            gây cảm giác “thốn”, “không thể ngồi yên được”, “phải đi tới đi lui cho đỡ”.
                  Con trai BN cho biết khoảng 2 tháng nay thấy mẹ trầm buồn, ít nói, không muốn giao

            tiếp, mệt mỏi chán nản không muốn làm việc nhà. Một tháng trước BN bắt đầu có cảm giác

            co bóp khó chịu ở vùng sinh dục, vẫn ngồi yên được, chỉ thường xuyên than phiền. Sau khi

            khám tại chuyên khoa Sản - Phụ khoa, BN được chẩn đoán sa sinh dục độ 2, sau đó thực

            hiện tiểu phẫu (gây tê cục bộ). Sau tiểu phẫu, BN thấy cảm giác co bóp tăng thêm, BN bắt
            đầu khó chịu đến mức phải đi tới lui, đêm không ngủ được. Thăm khám phụ khoa không

            ghi nhận bất thường về giải phẫu, vị trí hay vận động của vùng sinh dục tương ứng với cảm

            giác co bóp và bồn chồn dữ dội của BN. Vì vậy, BN được giới thiệu thăm khám chuyên

            khoa Tâm thần.

                  Tiền căn: BN đang điều trị đái tháo đường type 2, viêm gan siêu vi B ổn định. Khoảng
            10 năm nay, BN thường có các đợt mất ngủ khoảng 1-2 tháng, được kê toa điều trị mất ngủ

            và rối loạn lo âu - trầm cảm có Fluoxetine, Paroxetine, Olanzapine và Haloperidol. Lần

            điều trị gần nhất của BN là cách đây 1 năm.

                  Khám chuyên khoa tâm thần: Ở buổi thăm khám đầu tiên, BN có biểu hiện căng

            thẳng rõ rệt, ngồi không yên, bồn chồn bứt rứt dữ dội, đi tới đi lui trong phòng khám. BN


                                                                                                      164
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169