Page 167 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 167

nhân có sẵn những biểu hiện trầm cảm và lo âu. Có những báo cáo ghi nhận, dù hiếm gặp,

                  nhưng việc sử dụng thuốc gây tê trong phẫu thuật cũng có thể là một nguyên nhân khả dĩ,
                  bệnh nhân trong báo cáo của chúng tôi cũng từng được gậy tê khi can thiệp phẫu thuật sa

                  sinh dục nên không thể loại trừ nhóm nguyên nhân này. Một số giả thuyết khoa học thần

                  kinh cho rằng, hội chứng akathisia được tạo ra bởi sự suy giảm hoạt động của hệ thống dẫn

                  truyền dopamine ở vùng nucleus accumben, đặc biệt trong tình huống sử dụng các thuốc

                  chẹn thụ thể dopamine như nhóm thuốc chống loạn thần. Bên cạnh đó, sự bù trừ quá mức

                  của hệ thống dẫn truyền adrenergic lên khu vực này, đặc biệt là sự rối nhiễu hoạt động kiểm
                  soát của đường dẫn truyền giữa nucleus accumben bởi vỏ não trán - ổ mắt (orbitalfrontal

                  cortex) – vùng não chịu trách nhiệm quy định khả năng kiểm soát hành vi của não bộ, những

                  ảnh hưởng này sẽ dễ dẫn đến những hành vi mang tính cưỡng chế trong hội chứng akathisia

                  như không thể ở yên được của bệnh nhân [28].

                        Điều trị hội chứng akathisia liên quan đến thuốc chống loạn thần gồm điều chỉnh chế
                  độ sử dụng thuốc và/hoặc bổ sung các thuốc hỗ trợ điều trị akathisia [23]. Việc điều chỉnh

                  liều thuốc chống loạn thần gồm giảm liều thuốc chống loạn thần hoặc chuyển sang thuốc

                  chống loạn thần thế hệ thứ nhất (FGAs) có hiệu lực thấp hoặc thuốc chống loạn thần thế hệ

                  thứ hai (SGAs) có ít khả năng gây ra akathisia hơn [23]. Bệnh nhân của chúng tôi sau khi

                  được chuyển sang SGAs, các triệu chứng bồn chồn, không thể ở yên của bệnh nhân không
                  cải thiện, đồng thời đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân không nghĩ nhiều thuộc về

                  nhóm triệu chứng loạn thần do đó có thể tiến hành ngừng các thuốc chống loạn thần và bổ

                  sung các thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng akathisa. Propranolol (40–80 mg một ngày, sử

                  dụng 2 lần một ngày) và Mirtazapine liều thấp (15 mg sử dụng 1 lần một ngày) có bằng

                  chứng  mạnh  nhất  là  phương  pháp  hỗ  trợ  điều  trị  đầu  tay  cho  hội  chứng  akathisia
                  [12],[21],[22],[23].  Bệnh  nhân  sau  khi  được  khởi  đầu  điều  trị  Propranolol  40mg/ngày,

                  Mirtazapine 15mg/ngày thì các triệu chứng akathisia cải thiện sau 2 tuần, đồng thời điểm

                  PHQ-9 của bệnh nhân cũng giảm từ 22 còn 12 điểm.

                        Ngoài ra bệnh nhân của chúng tôi còn được kê toa thêm Trihexyphenidyl 4mg. Việc

                  sử dụng các thuốc kháng cholinergic trong điều trị akathisia để nhằm đảo ngược hội chứng


                                                                                                            167
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172