Page 45 - BA CHUA MO
P. 45
BÀ CHÚA MÕ - HUYỀN TÍCH VÀ ƯỚC VỌNG | 43
2. Kệ 喝: nếu dùng tấm đá trên nhỏ, dưới to, đầu hình
khum tròn, thì gọi là Kệ.
Bia Trung Quốc có từ đời Tần Thủy Hoàng (221-210
TCN), đến đời Đông Hán (25-220 SCN) về sau, việc dựng bi
kệ rất phát triển: có bia ca tụng sự nghiệp, có bia ghi chép
công việc, có bia mộ, v.v… Hình thức và quy chế của bia có
cách thức nhất định…” (Từ Hải (1999), tr.1990).
Ở Việt Nam, bia chữ Hán sớm nhất, hiện được biết là
大 隋 九 真 郡 寶 安 道 場 之 碑 文 - Đại Tùy Cửu Chân
quận bảo an đạo tràng chi bi văn (Nghĩa là: Văn bia về đàn
cúng Phật cầu mạnh khỏe ở quận Cửu Chân triều Đại Tùy)
dựng vào mùng 8 tháng 4 năm Mậu Dần, niên hiệu Đại
Nghiệp thứ 14, tức 7-5-618 (Gần đây, có người công bố
Tấm bia đời Tùy - niên hiệu Nhân Thọ thứ 1 (601), ở chùa
Giàn, Huệ Trạch tự, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh. Nhưng qua thẩm định, tôi khẳng định đó là Bia
ngụy tạo, thời gian gần đây).
Về hình thức: Phần lớn bia chữ Hán ở Việt Nam hình
vuông có 2 mặt, có một số ít bia 4 mặt (thường là bia Lê
Trung hưng - thế kỷ XVII-XVIII). Ngoài ra, còn có bia một
mặt (như bia Ma nhai - khắc vào vách đá núi, hoặc mặt sau
gắn vào tường…).
Về cấu tạo: Một tấm bia gồm có 3 phần: