Page 48 - BA CHUA MO
P. 48

46  |  BÀ CHÚA MÕ - HUYỀN TÍCH VÀ ƯỚC VỌNG


                 - Văn bia về hành chính: là để ghi các lệnh quan và lệ

           làng ở địa phương (trong đó có Khoán ước, Hương ước).

                 Bia đá Việt Nam, nhất là bia thời Nguyễn như tấm bia
           Gia Long thứ 12 (1813) trong tập Tư liệu này, ngoài chữ Hán

           ra, còn được tác giả ghi nhiều chữ Nôm, thường thường các
           từ chỉ tên cánh đồng, tên bãi tha ma, tên người, các từ chỉ

           diện tích như: sào, mẫu, v.v…, do vậy người dịch cần phải
           biết chữ Nôm, mới đọc chính xác được văn bản.

                                       * * *

                 Các thể loại văn vừa nói trên, từ Sắc phong, Câu đối,

           Hoành phi đến Văn bia, đều được viết theo lối Cổ văn, nên
           không có dấu phẩy, dấu chấm câu, gây không ít khó khăn

           cho người dịch. Yêu cầu tối thiểu đối với người dịch Cổ văn
           là phải “đọc thông được mạch văn”, mới ngắt câu đúng chỗ,
           và mới có thể dịch nghĩa sát với ý của tác giả.


                 Cuối cùng, Sắc phong, Câu đối, Hoành phi, Văn bia là lối
           văn rất hàm súc, nhiều điển tích, điển cố… khá khó dịch,
           tôi đã cố gắng tra cứu các bộ từ điển Trung Quốc như Từ

           Nguyên, Từ Hải, Khang Hy Tự điển… mỗi khi gặp chữ khó,
           hay điển tích (Vương Cơ - Thần Nữ - Tương Giang…), v.v…

           Nhưng với chữ Hán thì học cả đời (cho dù thọ tới 100 tuổi),
           vẫn chưa đủ. Tôi năm nay cũng gần tới “Bát tuần”, để dạy

           được học trò chữ Hán, ngày nào cũng vẫn phải “cặm cụi”
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53