Page 74 - BAI 1
P. 74
- Giảng viên hướng dẫn thảo luận rõ ràng, khoa học, phù hợp với khả năng
nhận thức, nghiên cứu của sinh viên; tạo ra sự hứng thú, tính tích cực, chủ động tìm
tòi, sáng tạo của sinh viên để giải quyết những vấn đề đặt ra; đưa ra đáp án chính
xác, phù hợp với lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2.2. Đối với sinh viên
- Sinh viên phải nghiên cứu trước kế hoạch thảo luận và chuẩn bị đầy đủ nội
dung cần giải quyết vào vở tự học; có thái độ nghiêm túc, hăng hái tham gia phát
biểu ý kiến, tranh luận và đưa ra những vấn đề thắc mắc để giảng viên giải đáp.
- Sinh viên vận dụng kiến thức lý luận và thực tiễn để làm rõ nội dung, yêu
cầu của câu hỏi thảo luận; nắm vững và vận dụng kiến thức về vấn đề thảo luận
vào thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
II. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Phân biệt các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm đối với công tác điều tra tội
phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân?
Câu 2: Khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015 quy định: “Người đồng phạm
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.
Phân tích nội dung quy định này?
2. Thời gian thực hiện: 2 tiết, cụ thể:
- Câu 1: 01 tiết;
- Câu 2: 01 tiết.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Bước 1: Chuẩn bị
- Giảng viên chuẩn bị kế hoạch thảo luận, thông báo thời gian thảo luận,
nội dung các câu hỏi thảo luận để sinh viên nghiên cứu trước.
- Giảng viên giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần nghiên cứu để phục
vụ cho nội dung thảo luận.
- Giảng viên yêu cầu sinh viên nghiên cứu và ghi chép những vấn đề cần
71