Page 69 - Sáng Tạo - Bừng Cháy Sức Mạnh Bên Trong
P. 69
Khi có Beethoven hay Michelangelo hay Kalidas, bầu trời mở ra,
hoa mưa rào xuống từ cõi bên kia. Tôi không nói với bạn điều gì về
Phật, Christ, Krishna, Mahavira, Zarathustra, Mohammed, bởi một lí
do nào đó: bởi vì điều họ tạo ra tinh tế tới mức bạn sẽ không có khả
năng nắm bắt lấy nó. Điều Michelangelo tạo ra là thô; điều Van
Gogh tạo ra có thể nhìn được, thấy được. Điều vị phật tạo ra tuyệt
đối vô hình. Nó cần một loại cảm thụ hoàn toàn khác để hiểu. Để
hiểu vị phật bạn phải thông minh. Sáng tạo của Phật không chỉ
thông minh vô cùng, mà nó còn siêu phàm, phi phàm tới mức để
hiểu nó bạn sẽ phải thông minh. Trí tuệ sẽ không ích gì trong việc
hiểu biết.
Chỉ có hai loại người sáng tạo - nhà thơ và nhà huyền môn. Nhà
thơ sáng tạo trong thế giới thô còn nhà huyền môn sáng tạo trong
thế giới tinh. Nhà thơ sáng tạo trong thế giới bên ngoài - bức tranh,
bài thơ, bài ca, âm nhạc, điệu vũ - và nhà huyền môn sáng tạo trong
thế giới bên trong. Sáng tạo của nhà thơ mang tính đối thể còn sáng
tạo của nhà huyền môn mang tính chủ thể, toàn bộ về cái bên trong.
Trước hết bạn phải hiểu nhà thơ, chỉ thế thì ngày nào đó bạn mới có
thể hiểu được - ít nhất một ngày nào đó cũng hi vọng hiểu - nhà
huyền môn. Nhà huyền môn là bông hoa sáng tạo cao nhất. Nhưng
bạn có thể không thấy điều nhà huyền môn đang làm.
Phật chưa bao giờ vẽ tranh, chưa bao giờ cầm chổi vẽ trong tay,
chưa soạn thơ, chưa hát bài ca, không ai đã từng thấy ông ấy nhảy
múa. Nếu bạn ngắm ông ấy, ông ấy chỉ ngồi im lặng; toàn thể bản
thể ông ấy là im lặng. Vâng, duyên dáng bao quanh ông ấy, duyên
dáng, duyên dáng của cái đẹp vô hạn, của cái đẹp thanh tao, nhưng
bạn sẽ cần rất mong manh để cảm thấy nó. Bạn sẽ phải rất cởi mở,
không cãi lí. Bạn không thể là khán giả với vị Phật; bạn phải là
người tham gia, bởi vì chính bí ẩn là việc được tham gia vào. Thế thì
bạn sẽ thấy điều ông ấy đang sáng tạo. Ông ấy đang sáng tạo ra
tâm thức, và tâm thức là dạng thuần khiết nhất, dạng cao nhất có
thể có, của việc diễn đạt Thượng đế.
Một bài ca hay, một điệu vũ đẹp bởi vì cái gì đó của điều thiêng
liêng đang hiện diện trong nó. Nhưng trong vị Phật cái toàn thể của
Thượng đế hiện diện. Đó là lí do tại sao chúng ta đã gọi Phật là
"Bhagwan," chúng ta đã gọi Mahavira là "Bhagwan" - cái toàn thể
của Thượng đế đang hiện diện.