Page 336 - Maket 17-11_merged
P. 336
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
tâm làm tốt công tác tuyên truyền, công tác chỉ đạo, cơ chế tham gia cũng như sự minh
bạch để gia tăng khả năng huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho XDNTM. Đối
với nguồn nhân lực, cần tập trung đến công tác đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, thay đổi cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng phục
vụ cho XDNTM ở các xã miền núi, phát huy tính tự chủ của người dân khi huy động và
sử dụng nguồn nhân lực vào XDNTM.
Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực trong XDNTM của các xã miền núi phía
Bắc còn thấp so với mặt bằng chung cả nước, tuy nhiên, các địa phương cũng áp dụng
nhiều cách làm hay, cách làm sáng tạo, là bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho các
địa phương khác như: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của
cán bộ, người dân về huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực trong XDNTM; phát huy tốt
quyền làm chủ của nhân dân trong XDNTM; phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành, phối hợp của cấp ủy, chính quyền trong huy động, sử dụng nguồn lực cho XDNTM;
huy động thành công sự vào cuộc của các cơ quan đóng trên địa bàn xã; xây dựng bộ máy
hiệu quả và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp với thực tế địa phương. Xác
định quan điểm huy động, sử dụng nguồn lực phù hợp; xác định phát triển kinh tế là khâu
đột phá để huy động, sử dụng nguồn lực trong XDNTM; huy động, sử dụng nguồn lực
trong XDNTM phải bắt đầu từ các hộ gia đình và từ các thôn, xóm; dân chủ, công khai,
minh bạch và thực hiện tốt vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên; vận dụng sáng tạo các
hình thức huy động sự đóng góp của nhân dân.
Bên cạnh những bài học thành công, nghiên cứu cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế
trong công tác huy động, sử dụng nguồn lực (đất đai, tài chính, nhân lực) vào XDNTM ở
các xã miền núi phía Bắc, những tồn tại, hạn chế, gồm: Năng lực, trách nhiệm của một bộ
phận cán bộ còn hạn chế; sự bất cập trong đề án quy hoạch XDNTM; nguồn lực tài chính
huy động từ nhân dân, doanh nghiệp chưa nhiều; công tác chuyển dịch cơ cấu cấy trồng
nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư của nhà nước ít trong
khi xã được giao nhiệm vụ phải về đích NTM theo kế hoạch.
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. TS. Nguyễn Văn Tâm, Phó trưởng Khoa Kinh tế, đại học nông lâm Thái Nguyên.
2. TS. Hà Thị Hoà, Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.
3. ThS. Trần Thị Ngọc, Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.
4. ThS. Đặng Thị Bích Huệ, Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.
5. TS. Hồ Văn Bắc, Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.
334