Page 341 - Maket 17-11_merged
P. 341

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (hơn 80%), cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp
           kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

               - Về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: còn 54 xã chưa có đường ô tô kết nối UBND xã
           với UBND huyện; 9.474 thôn chưa có đường cứng hóa; 3.400 thôn chưa có điện lưới;
           4.355 trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…) chưa được
           kiên cố hóa; 1.148 xã chưa có chợ; 1.749 xã chưa có nhà văn hóa; 7.072 thôn chưa có nhà
           văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng… Đồng bào các DTTS được tiếp cận và hưởng thụ các
           dịch vụ xã hội cơ bản ở mức rất thấp so với bình quân chung cả nước, còn hơn 19% người
           DTTS trên trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt; trung bình có khoảng 25%
           học sinh DTTS chưa được đi học đúng độ tuổi; mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế còn nhiều
           khó khăn, tỷ lệ được cấp thẻ bảo hiểm y tế cao nhưng tỷ lệ khám, chữa bệnh còn thấp, tỷ
           lệ phụ nữ mang thai được khám định kỳ mới đạt 88%, tỷ lệ sinh con tại nhà là 13,6%, trẻ
           em suy dinh dưỡng là 32%; gần 1/3 số hộ DTTS chưa được tiếp cận nguồn nước hợp vệ
           sinh; hơn 20,8% số hộ gia đình người DTTS ở nhà tạm; hơn 40% số hộ DTTS chưa có
           nhà xí hợp vệ sinh…

               - Về thu nhập, hộ nghèo: Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ
           bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số DTTS chiếm 14,7% nhưng
           tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các hộ DTTS (chiếm 35,5%) đang cao gấp 3,5 lần tỷ lệ
           nghèo và cận nghèo chung của cả nước, 10,2%. Hiện có 9 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo người
           DTTS chiếm trên 90%; 4 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 70-90%. Do địa hình chủ yếu là núi cao,
           chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn ra nghiêm trọng
           và khó lường (sạt lở đất, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; lũ ống, lũ quét ở
           các tỉnh Tây Bắc; hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung…), kết cấu hạ
           tầng kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp nên chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa
           lớn, rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng
           đồng bào DTTS&MN, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của vùng đồng bào
           DTTS&MN. Sinh kế của người dân vùng ĐBKK, đặc biệt là đồng bào các DTTS hiện
           nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ
           DTTS hiện nay trung bình vào khoảng 1,6 triệu/người/tháng, chưa bằng 1/2 so với mức
           bình quân chung của cả nước. Trong đó, nguồn thu nhập chính chủ yếu đến từ tiền lương,
           tiền công đi làm thuê chiếm 47% tổng thu nhập. Thu nhập trực tiếp từ sản xuất nông, lâm,
           thủy sản chỉ chiếm 26,1%.

               - Về kinh tế, lao động, việc làm: Theo xu hướng chung, cơ cấu kinh tế của các tỉnh
           vùng đồng bào DTTS&MN đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,
           dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu vẫn làm việc
           trong khu vực nông, lâm nghiệp. Tỷ trọng lao động có việc làm trong lĩnh vực nông, lâm
           nghiệp và thủy sản là 73,3%, cao hơn gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước (chiếm



                                                339
   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345   346