Page 31 - Ca Mau dat va nguoi
P. 31
Muốn bắt đưỢc rắn hổ, người bắt rắn phải có sự
hiểu biết và khéo léo, lanh lẹ từng động tác. Bởi trong
các loại rắn, theo dưỢng Tám thì rắn hổ đất là loại độc
địa nhất, cũng là loại quý nhâ't, thịt lại ngon. Nhưng
bắt đượe rắn hổ là chuyện không phải dễ, vì nó thường
thay đổi hoạt động, chỗ ở và đi ăn theo mùa. Ví như
vào mùa đông, rắn hổ thường ở các hang sâu, dưới
gốc những bụi tre, cây gai, ở chiều cửa hang chệch
hướng gió bất thổi. Khi mưa xuông, đợi đến lúc nghe
tiếng ếch nhái kêu rang, rắn hổ đất mới bò ra đi ăn
mồi và tìm nhau bắt cặp... Những khi mưa to hay lũ lụt
thì rắn hổ đất thường đến những nơi cao ráo như bờ,
liếp hoặc gò mã để trú ẩn. Người đi bắt rắn cần nắm
rõ đặc điểm của rắn hổ và từng loại rắn, còn phải
mưu trí, biết rõ địa hình, địa vật. Đối với dưỢng Tám,
mỗi khi nhìn vào miệng hang ông biết rõ hang đó có
rắn hổ không, hay khi thấy da rắn lột, thấy cứt rắn
“phơi”, thấy đường rắn bò, ông đều biết chắc con rắn
đó bao lớn và loại rắn gì.
- Bữa nay có cháu mầy về, mấy chục năm chiến
tranh xa cách dưỢng cháu mình không gặp, may là
mầy không chết, tao cũng nhờ “Thần rắn” phù hộ...
Thôi, nán ở lại đi, chơi lai rai với tao một bữa. Tao sẽ
đãi mầy 1 nột nồi cháo rắn. Thứ rắn hổ nấu cháo với
đậu xanh, thịt rắn hổ rút xương trộn với rau răm, đâu
có thứ gì bằng. Ngon lắm, chắc mầy còn nhớ?
Ký ức rừng đước 29