Page 297 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 297
Khi bạn xin lỗi ai đó, nên diễn đạt ngắn gọn nguyên nhân, không
nên giải thích nhiều, càng đơn giản càng hiệu quả.
(2) Nghiêm túc lắng nghe phản ứng của đối phương
Khi xin lỗi, phải thể hiện bạn rất để ý tới cảm nhận của người đối
diện, cũng rất muốn nghe họ nói về suy nghĩ của họ. Khi đối phương
nói xong, tuyệt đối không nên tranh luận hoặc biện hộ. Nếu đối
phương vẫn còn suy nghĩ muốn nói, hãy để người đó nói hết. Bạn
phải học cách nhẫn nại, bởi vì sự nhẫn nại sẽ tránh được rất nhiều
việc không vui.
(3) Hạ mình một cách hợp lí
Khi phạm lỗi, cho dù trong cuộc sống hay trong công việc, lúc xin
lỗi, hãy nhớ tự phê bình mình một cách hợp lí, thừa nhận mình đã
làm không tốt, đồng thời có thể sử dụng một số tính từ xấu để nói về
lỗi của mình. Khi bạn nhận lỗi và tích cực thay đổi mình, bạn sẽ được
tha thứ.
Tự trách mình trước
Nhà hùng biện Carnegie thường dắt chó đi dạo trong công viên.
Do trong công viên có ít người, hơn nữa chú chó lại rất hiền, chưa cắn
ai bao giờ, nên ông không dùng dây xích hoặc rọ mõm cho chó.
Một ngày, ông và chú chó của mình gặp một nhân viên bảo vệ
trong công viên, người nhân viên hỏi Carnegie: “Tại sao anh không rọ
mõm hoặc xích chó? Lẽ nào anh không biết thế là vi phạm quy định?”
“Tôi biết”, Carnegie hạ giọng: “Nhưng tôi nghĩ nó sẽ không cắn ai
cả”
“Anh nghĩ ư? Pháp luật không cần biết anh nghĩ gì. Lần này tôi
không truy cứu, nhưng lần sau mà tôi còn gặp tình trạng này, anh sẽ
phải giải quyết vấn đề ở tòa án.”
Carnegie không muốn phạm luật, nhưng chú chó của ông không
thích rọ mõm. Một buổi chiều, ông lại đưa chó vào công viên. Đột
nhiên, ông nhìn thấy nhân viên an ninh hôm trước đi về phía mình.